Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng? Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng?

Thừa phát lại có trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng?

Blog Thừa phát lại - Pháp luật quy định Thừa phát lại phải khách quan, trung thực khi thực hiện công việc. Nguyên tắc của hoạt động lập vi bằng là tôn trọng sự thật và độc lập, khách quan (không can thiệp).

    Thừa phát lại lập vi bằng là một chức năng pháp lý quan trọng nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi để sử dụng làm chứng cứ trong các tranh chấp pháp lý hoặc là căn cứ thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, liệu Thừa phát lại có thể trực tiếp thực hiện các phép đo khi lập vi bằng hay không? Đây là một câu hỏi gây tranh cãi với hai quan điểm chính. Cùng blogthuaphatlai trao đổi chi tiết và đi đến kết luận phù hợp nhất.

    Quan điểm 1: Thừa phát lại không đo đạc khi lập vi bằng

    Theo quan điểm này, Thừa phát lại chỉ nên giữ vai trò quan sát và ghi nhận sự kiện mà không can thiệp trực tiếp vào các hành vi như đo đạc. Lý do chính được đưa ra là:

    - Không đảm bảo tính khách quan: Việc đo đạc có thể khiến Thừa phát lại can thiệp vào sự kiện, hành vi được lập vi bằng. Điều này sẽ làm mất đi tính khách quan vốn có của việc lập vi bằng.

    - Hạn chế về chuyên môn và phạm vi trách nhiệm: Thừa phát lại không phải là chuyên gia kỹ thuật đo đạc, nên kết quả đo có thể không chính xác, gây ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vi bằng.

    Ví dụ, nếu Thừa phát lại thực hiện việc đo diện tích đất nhưng sai số xảy ra, điều này có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý kéo dài. Khách hàng đã mời Thừa phát lại lập vi bằng cũng sẽ mất niềm tin vào công việc của Thừa phát lại.

    Quan điểm 2: Thừa phát lại vẫn có thể đo đạc khi lập vi bằng

    Ở chiều hướng ngược lại, quan điểm này cho rằng Thừa phát lại hoàn toàn có thể đo đạc vì:

    - Thu thập thông tin: Đo đạc chỉ là một phương thức để Thừa phát lại thu thập thông tin và ghi nhận sự kiện, hành vi. Đo đạc là một phép đo lường, định lượng nên không làm mất đi tính khách quan của hoạt động lập vi bằng.

    - Hỗ trợ khách hàng: Việc đo đạc giúp cung cấp thêm dữ liệu tham khảo, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết vấn đề.

    Tuy nhiên, việc đo đạc này cần tuân thủ các nguyên tắc: chỉ thực hiện các phép đo đơn giản và Thừa phát lại phải giải thích rõ ràng rằng đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo.

    có được đo đạc lập vi bằng
    Một thư ký đang hỗ trợ Thừa phát lại dự thảo vi bằng hiện trạng

    Lựa chọn phù hợp: Kết hợp cả hai quan điểm

    Trước hết, phải khẳng định là trong các quy định về Thừa phát lại thì không có nội dung nào làm rõ việc Thừa phát lại có được đo đạc khi lập vi bằng hay không. Tuy vậy, pháp luật quy định Thừa phát lại phải khách quan, trung thực khi thực hiện công việc. Nguyên tắc của hoạt động lập vi bằng là tôn trọng sự thật và độc lập, khách quan (không can thiệp).

    Cá nhân blogthuaphatlai có quan điểm, nếu hành động của Thừa phát lại là tác nhân làm thay đổi sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại không nên thực hiện hành động đó. Ngược lại, hành động đó không có tác động làm phát sinh, thay đổi, biến mất của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có thể thực hiện.

    Ví dụ 1, khi lập vi bằng ghi nhận việc Công ty A giao thông báo cho Công ty B. Thừa phát lại thấy Công ty A thuyết phục mãi mà Công ty B không nhận thông báo nên Thừa phát lại đã trao đổi với đại diện Công ty B để thuyết phục họ nên nhận thông báo, tư vấn cho họ những hậu quả pháp lý nếu không nhận thông báo. Công ty B sau đó đã nhận thông báo. Ở ví dụ này, rõ ràng sự can thiệp, thuyết phục của Thừa phát lại có tác động đến việc Công ty B có nhận thông báo hay không, tức có can thiệp dẫn đến thay đổi sự kiện, hành vi lập vi bằng. Đây là hành động mà Thừa phát lại không được thực hiện khi lập vi bằng.

    Ví dụ 2, Thừa phát lại sử dụng facebook của Thừa phát lại để truy cập vào xem 1 bài viết công khai trên tường 1 facebook khác và lập vi bằng bài viết này. Mặc dù Thừa phát lại đang trực tiếp thao tác, thực hiện các hành động trong quá trình lập vi bằng nhưng điều này không làm thay đổi sự thật là bài viết đó đã thực sự tồn tại; không bị ảnh hưởng bởi sự truy cập của Thừa phát lại và rằng nó công khai nên ai cũng truy cập được.

    Sau khi phân tích, chúng ta nhận thấy rằng việc Thừa phát lại trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng có thể chấp nhận được nhưng cần được thực hiện trong những giới hạn nhất định.

    Các nguyên tắc cơ bản

    1. Chỉ thực hiện đo đạc đơn giản: Những phép đo đơn giản, như độ rộng vết nứt trên tường hay chiều dài một đoạn ngắn, là những trường hợp Thừa phát lại có thể thực hiện mà không làm mất tính khách quan. Vậy, hãy chú ý lưu lại những hình ảnh mô tả thiết bị đo, cách đo, kết quả đo… để đối chứng sau này.

    2. Giải thích rõ ràng: Thông số đo đạc được thực hiện bởi Thừa phát lại dù sao cũng chỉ để tham khảo bởi nó có được không phải do 1 chuyên gia đo đạc thực hiện. Nếu khách hàng yêu cầu độ chính xác cao, Thừa phát lại cần khuyến nghị mời đơn vị chuyên môn.

    Ví dụ cụ thể

    Ví dụ 1: Khách hàng yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng xác định tọa độ tứ cạnh và diện tích khu đất. Thừa phát lại nên khuyến nghị khách hàng mời đơn vị chuyên môn đo đạc và cung cấp bản vẽ. Từ bản vẽ này, Thừa phát lại có thể lập vi bằng ghi nhận sự việc đo đạc và hiện trạng khu đất.

    Ví dụ 2: Khách hàng yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà có vết nứt và đo đạc độ rộng tại một số điểm. Trong trường hợp này, Thừa phát lại có thể sử dụng thước đo đơn giản để đo độ rộng vết nứt, chụp ảnh kèm thước đo và ghi nhận thông tin.

    Kết luận

    Thừa phát lại có thể trực tiếp đo đạc khi lập vi bằng, nhưng chỉ nên dừng ở mức độ đơn giản và mang tính tham khảo. Đây là cách để bảo toàn tính khách quan và hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả. Đồng thời, Thừa phát lại cần phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật nếu khách hàng yêu cầu độ chính xác cao.

    Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *