Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn

Cản trở thăm nom con có bị thay đổi người nuôi con? Bản án thực tiễn

Blog Thừa phát lại - Việc bị cản trở thăm nom con không phải là trường hợp dẫn đến thay đổi người trực tiếp nuôi con (theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy vậy, đây là một trong những yếu tố để Tòa án xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Thật vậy, bạn có thể tham khảo một số Bản án sau đây được Thừa phát lại Đức Hoài tổng hợp:

    Bản án số 04/2020/HNGĐ – ST ngày 07/02/2020 của Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

    “Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ là Vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đô do chị B nộp kèm theo đơn khởi kiện, cùng với chứng cứ là file ghi âm, Video clip mà chị B giao nộp và được xem xét công khai tại phiên tòa cho thấy, nhiều lần chị B gọi điện, nhắn tin cho anh N để xin gặp, thăm con nhưng anh N không trả lời; chị B đến trường nơi cháu Thư học cũng không được nhà trường cho gặp do yêu cầu của anh N; Chị B có đến nhà anh N xin gặp con, anh N không những không cho gặp mà còn có nhiều lời lẽ thách thức đối với chị B. Như vậy, có đủ căn cứ xác định anh N đã cản trở quyền của người không trực tiếp nuôi con, không thực hiện đúng theo quyết định của Tòa án và vi phạm Luật hôn nhân và gia đình.

    Mặt khác, việc anh N vắng mặt tại phiên tòa cho thấy anh N không chấp hành tốt nghĩa vụ của đương sự, không tham gia phiên tòa để bảo vệ ý kiến yêu cầu của anh đối với yêu cầu khởi kiện của chị B. Vì vậy, cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị B, cần thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, giao cho chị B được nuôi con chung Đỗ Anh Thư, sinh ngày 09/11/2014. Anh N được quyền đi lại thăm nom con chung, không ai được cản trở anh N thực hiện quyền này”.

    Bản án số 417/2022/HNGĐ-PT ngày 26/7/2022 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh

    Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ, ông T đã nhiều lần cản trở bà M đến thăm con, điều này được Văn phòng Thừa phát lại huyện M chứng kiến và lập vi bằng vào các ngày 29/11/2021 và ngày 04/12/2021.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 81, khoản 3 Điều 82, khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được quyền cản trở”. Ông T vi phạm các quy định của pháp luật về quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của bà M.

    Từ những nhận định trên, cấp sơ thẩm giao con chung cho bà M trực tiếp nuôi dưỡng là có cơ sở, cấp phúc thẩm không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của ông Tân, giữ nguyên bản án sơ thẩm, giao trẻ Lê Xuân P cho bà M trực tiếp nuôi dưỡng.

    Tác giả trong một lần tiếp nhận hồ sơ lập vi bằng

    Bản án 841/2018/HNGĐ-PT ngày 17/09/2018 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh

    Hội đồng xét xử nhận thấy, ngoài Vi bằng số 5003/2018/VB-TPL do Văn phòng Thừa phát lại quận B lập ngày 25/7/2018 mà bà P cung cấp cho Tòa án, nội dung thể hiện vào lúc 14 giờ 10 phút cùng ngày bà P và con trai là cháu Q đến chung cư HL Phường F, Quận S thăm con là Dương Vĩ K nhưng ông H không cho gặp (về việc này ông H xác nhận ông không cho bà P thăm con vì cho rằng bà tự đưa người khác đến) thì các chứng cứ khác do bà P cung cấp cho tòa án như video clip quay tại nhà ông H tại phường A quận B (bà P trình bày nguồn gốc video clip này do người cháu của bà cùng đi với bà và trẻ Q đến nhà trên thăm cháu K quay lại được vào ngày 01/6/2018) được phát tại phiên tòa ngày 30/8/2018; kết quả xác minh tại công an phường A, quận B ngày 06/7/2018 nội dung ngày 01/6/2018 bà P có đến công an phường trình báo việc ông bà nội cháu K không cho bà P được gặp, thăm con là cháu K; Biên bản làm việc với bà P ngày 19/6/2018 tại Ủy ban nhân dân phường A quận B về việc bà P trình bày ông H và gia đình cản trở không cho bà P thăm con... không thể hiện rõ việc ông H và gia đình cản trở không cho bà P thăm con, nhưng phần nào cho thấy ông H và gia đình ông H đã không tạo điều kiện thuận lợi để bà P và trẻ Q đến thăm con, thăm em sau khi ông H, bà P ly hôn.

    Do đó có cơ sở chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giao hai con chung cho bà P trực tiếp nuôi dưỡng như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa.

    Bản án số 18/2022/HNGĐ-ST ngày 22/08/2022 của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

    Tuy nhiên, sau khi ly hôn anh Bình đến thăm nom con chung đã bị chị Tuyền và gia đình bên ngoại cản trở việc thăm nom con chung, phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp chính đáng về quyền làm cha của anh.

    Xét về điều kiện kinh tế cả anh B và chị T đều chăn nuôi gia cầm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống, chị T ở cùng gia đình bên ngoại, anh B ở cùng gia đình bên nội, cuộc sống ổn định, môi trường sống lành mạnh, từ trước đến nay anh B và chị T đều chấp hành tốt quy định pháp luật và địa phương nơi cư trú. Việc chị T cho rằng cháu T ở với anh B sẽ không đảm bảo, ở bên nội sẽ không chăm được tốt không có căn cứ. Ngoài ra chị T không cho anh B thăm nom con là đã vi phạm quy định tại Điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình.

    Với những nhận định đánh giá như trên Hội đồng xét xử thấy rằng việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của anh B là có cơ sở theo quy định tại Điều 84 của Luật Hôn nhân và gia đình, vì vậy cần giao cháu Đinh Anh T cho anh B trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là phù hợp với quy định pháp luật.

    Bản án số 218/2022/HNGĐ-PT ngày 04/05/2022 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh

    Bà Anh xác nhận từ năm 2018 bà không cho ông L gặp con, ngăn chặn liên lạc không cho ông L thăm con (Bút lục 160) hoặc đón con về nhà chơi các ngày cuối tuần, tức là không tạo điều kiện cho ông L thực hiện việc thăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chung.

    Tại phiên tòa phúc thẩm, ông L tự nguyện cho bà Anh trực tiếp chăm sóc trẻ Phát từ thứ 2 đến thứ 6, ngày cuối tuần ông sẽ đón con hoặc đưa con đi chơi, tuy nhiên bà Anh không chấp nhận. Bà Anh xác định nếu Tòa án tiếp tục giao con cho bà nuôi, bà không cho ông L đón con cuối tuần mà chỉ đồng ý cho ông L thăm con tại nhà có sự quan sát của bà hoặc nếu ông L đưa con đi chơi hoặc đón con về nhà ông L chơi phải có bà đi theo. Qua hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa cho thấy bà Anh không có thiện chí, có hành vi cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

    Do đó, án sơ thẩm giao con chung tên Trần Dương P sinh ngày 29/01/2016 cho ông L trực tiếp nuôi dưỡng là có căn cứ, việc giao con nêu trên không làm xáo trộn nơi học tập của trẻ vì cháu Phát hiện nay chưa vào lớp 1.

    Bản án 16/2021/HNGĐ-PT ngày 06/04/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

    Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn cung cấp Vi bằng số: 11/2021/VB- TPLLT do Văn phòng Thừa phát lại L lập ngày 29-3-2021, cùng với dữ liệu ghi hình và âm thanh; các chứng cứ này, được công khai tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn xác nhận là đúng. Nội dung như sau:

    - Sau khi xét xử sơ thẩm, qua điện thoại, nghe thấy cháu Lâm Đăng Q quấy khóc và đòi ở với mẹ, nên bà Thúy A có xin ông H cho cháu về ở với bà.

    - Lúc 15 giờ 20 phút ngày 29-3-2021, theo yêu cầu của ông H, bà Thúy A mang cháu Q về lại cho ông H, có sự chứng kiến của Thừa phát lại bà Lê Thị Quỳnh N; thể hiện:

    “Khi xuống xe, cháu Q luôn ôm lấy bà A (mẹ cháu) không buông. Khi vào đến nhà gặp ông H, biểu hiện của cháu Q đã khóc nấc, ôm lấy mẹ không rời và không muốn ở với ba. Khi được hỏi cháu có đồng ý về với ba hay không, cháu đã trả lời “không” nhiều lần và chứng kiến được việc người nhà của ông H lên tiếng hù dọa “lấy cây đánh cháu”. Sau khi giao cháu Q cho ông H, bà A ra về đã khóc nghẹn vì phải rời xa con”.

    Xét thấy: Cháu Lâm Đăng Q tuổi còn nhỏ, rất cần có sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ; cùng với chứng cứ mới nêu trên, chấp nhận kháng cáo, sửa một phần bản án sơ thẩm, giao con chung cho nguyên đơn bà Nguyễn Thúy A trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.
    Tổng hợp bởi: TPL Đức Hoài
    Nguồn tra cứu: thuvienphapluat

    Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *