Thừa phát lại đang trao đổi việc lập vi bằng với khách hàng |
Trường hợp 2: Cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu lập vi bằng để giải quyết những
quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính..., ví dụ: Ủy ban nhân dân phường yêu cầu
ghi nhận hiện trạng công trình xây dựng lấn chiếm đất công, Công ty điện lực
yêu cầu lập vi bằng việc thông báo công nợ cho đối tác…
Trường hợp 3: Khi lập vi bằng một sự
kiện theo yêu cầu của tư nhân nhưng quá trình lập vi bằng thì có sự tham gia
của cán bộ, công chức vào sự kiện đó, ví dụ: Ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm
và có sự tham gia của ủy ban nhân dân, công an khu vực; hàng xóm xây nhà làm
nứt tường nhà mình nên thanh tra đô thị xuống chứng kiến, lập biên bản...
Việc lập vi
bằng nêu trên đều có ý nghĩa tích cực, không cản trở quá trình thực hiện nhiệm
vụ của cán bộ, công chức. Đối với trường hợp 1, việc lập vi bằng giúp cho cán
bộ, công chức cẩn trọng hơn trong việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; cải
thiện chất lượng phục vụ nhân dân. Đối với trường hợp 2 thì Thừa phát lại đang
hỗ trợ tích cực cho chính các cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước. Đối với
trường hợp 3 thì việc lập vi bằng không cản trở việc cán bộ, công chức thi hành
công vụ.
Với bản chất
là Thừa phát lại chỉ là người chứng kiến, không can thiệp vào công việc của các
bên nên việc lập vi bằng nếu có ý nghĩa tích cực thì nên khuyến khích; Nhà nước
chỉ nên cấm trong trường hợp Thừa phát lại cản trở trái pháp luật việc thi hành
công vụ của cán bộ, công chức.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau: Thừa phát lại không được lập vi bằng “Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ nếu việc lập vi bằng cản trở trái pháp luật việc thi hành công vụ”.
0 Nhận xét