Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích? Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích?

Thừa phát lại lập vi bằng bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích?

Blog Thừa phát lại - Gần đây, tôi có nhận được câu hỏi của khách hàng về việc tôi đã từng lập vi bằng cho công ty X, công ty Y chưa vì họ sợ nếu tôi, văn phòng của tôi đã lập vi bằng cho công ty này thì sẽ xảy ra xung đột lợi ích, họ sẽ không thể mời tôi, văn phòng của tôi lập vi bằng. Vậy, Thừa phát lại lập vi bằng có bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích như Luật sư?

Tham khảo Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 (điểm a khoản 1 Điều 9) và Quy tắc 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc) thì Luật sư sẽ phải từ chối nhận thực hiện dịch vụ trong một số trường hợp nhất định có xung đột lợi ích, ví dụ: Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện; Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;...

Tuy nhiên, các quy định về lập vi bằng hiện hành của Thừa phát lại không có một quy định riêng về xung đột lợi ích mà chỉ có một hạn chế nhỏ về việc Thừa phát lại không được nhận làm công việc liên quan đến lợi ích bản thân, người thân thích tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP (mà theo nhận xét của tôi cũng là một quy định về chống xung đột lợi ích).

Như vậy, về mặt quy định thì Thừa phát lại hầu như không bị ràng buộc bởi quy định xung đột lợi ích trong khi thực hiện chức năng lập vi bằng. Điều này theo tôi cũng là dễ hiểu bởi Thừa phát lại lập vi bằng thì chỉ đóng vai trò là người làm chứng, khách quan, ghi nhận đúng sự thật. Tức dù ai trả phí dịch vụ thì sự thật khách quan chỉ có một, Thừa phát lại cũng chỉ mô tả đúng sự thật đã diễn ra, không bình luận, không phán xét, không bảo vệ bên nào cả trong vi bằng của mình.

Thừa phát lại vi bằng hiện trạng nhà xưởng
Thừa phát lại Đức Hoài (giữa) trong một lần lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà xưởng

Trên thực tế, nếu tôi đã được mời lập vi bằng cho Công ty X, nay được yêu cầu lập vi bằng cho công ty Y (có quyền lợi đối lập với công ty X) trong cùng 1 vụ việc thì tôi sẽ thông báo cho Y biết việc mình từng được X mời lập vi bằng liên quan đến Y (tất nhiên là không tiết lộ chi tiết đó là vi bằng việc gì vì sẽ vi phạm quy định không được tiết lộ thông tin). Nếu Y đồng ý thì tôi vẫn lập vi bằng bình thường cho Y hoặc để đồng nghiệp khác trong Văn phòng thực hiện.

Nhưng cũng có những ngoại lệ là tôi/Văn phòng của tôi sẽ từ chối lập vi bằng cho Y nếu việc lập vi bằng có chạm mặt trực tiếp với đại diện của X.

Để rõ hơn, tôi có thể lấy ví dụ minh họa như sau: Y có cho X thuê mặt bằng và đang có tranh chấp. X đang quản lý mặt bằng và Y muốn lấy lại. X đã từng mời tôi lập vi bằng ghi nhận nội dung email trao đổi qua lại giữa hai công ty. Nay Y mời tôi lập vi bằng ghi nhận nội dung trên fanpage của X đăng thông tin về Y thì tôi có thể lập hoặc để một đồng nghiệp khác trong văn phòng lập (sau khi thông báo về việc đã từng lập vi bằng cho Y biết việc tôi đã từng lập vi bằng cho X và Y vẫn đồng ý).

Nhưng nếu Y mời tôi lập vi bằng ghi nhận việc đại diện của Y tới mặt bằng để thu hồi mặt bằng thì tôi/văn phòng tôi sẽ từ chối.

Như tôi đã nói ở trên, việc thông báo cho Y biết hay từ chối Y không phải do ràng buộc xung đột lợi ích mà quy định pháp luật đặt ra; đó chỉ là giới hạn mà tôi thấy cần thiết nên tôn trọng để tránh những rủi ro, khó xử không đáng có trong mối quan hệ với X, Y và quan hệ tố tụng sau này.

Trên đây là quan điểm của tôi về xung đột lợi ích trong hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại. Còn ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này. Hãy để lại bình luận nhé!

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *