Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản

Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản

Blog Thừa phát lại - Điều quan trọng khi lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản là lập đúng thời điểm. Ví dụ, như một ví dụ đã nêu ở trên về việc bên mua nhận hàng tại cảng container nhưng phát hiện hàng bị hư hỏng thì phải giữ nguyên hiện trạng và mời Thừa phát lại lập vi bằng ngay mà không nên di chuyển hàng đi chỗ khác hoặc chờ một thời gian sau mới mời Thừa phát lại lập vi bằng.

    Chúng ta thường gặp những trường hợp các bên có tranh chấp hoặc tiềm ẩn tranh chấp về hiện trạng tài sản, ví dụ: Bên cho thuê giao nhà cho bên thuê và cần ghi nhận hiện trạng nhà để sau này đối chiếu khi nhận lại nhà sau khi kết thúc hợp đồng thuê (chứng cứ dự phòng); hoặc bên mua mở container nhận hàng tài bãi thì thấy hàng bị hư hỏng nên cần ghi nhận hiện trạng để yêu cầu bên bán bồi thường (đã có tranh chấp).

    Để có chứng cứ giải quyết tranh chấp, các bên có thể yêu cầu Blog Thừa phát lại tư vấn về việc lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản. Bạn đọc nếu cần tư vấn thêm có thể liên hệ tới Hotline 0906 311 132 (Zalo/Viber).

    Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản là gì?

    Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh đi kèm trong trường hợp cần thiết. Trong đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ, là nguồn của chứng để Tòa án xem xét nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. 

    Theo quy định hiện hành, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Trong đó, bất động sản (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    Việc lập vi bằng hiện trạng là sự xác nhận của Thừa phát lại về sự tồn tại thực tế khách quan của hiện trạng tài sản với hình thức lập vi bằng đa dạng như: Vi bằng kiểm kê tài sản, vi bằng thiệt  tài sản, vi bằng tiến độ xây dựng, hoặc có thể là các biểu hiện khác trên bất động sản….

    Khi lập vi bằng hiện trạng tài sản, Thừa phát lại chủ yếu quay phim, chụp hình hoặc mô tả các thao tác đo đạc đơn giản thông dụng vào trong vi bằng. Đối với việc sử dụng các thao tác định lượng phức tạp như đo vẽ nhà đất, ghi nhận độ tuổi của vàng… thì khách hàng nên mời cơ quan có chuyên môn tham gia cùng.

    Hình minh họa: Văn phòng Thừa phát lại đang lập vi bằng hiện trạng tài sản

    Khi nào thì cần yêu cầu lập vi bằng hiện trạng

    Vi bằng là căn cứ đề Tòa án xem xét giải quyết tranh chấp. Theo quan sát, việc yêu cầu luật sư tư vấn hoặc chủ động xác lập chứng cứ dự phòng một việc gì đó là chưa phổ biến tại Việt Nam. Tuy vậy, điều này sẽ làm cho các bên dễ phát sinh tranh chấp; và khi đã tranh chấp thì không có thông tin để làm chứng cứ mà đối chứng hoặc nếu có thì việc thu thập, xác minh, giám định khó khăn, tốn kém và kéo dài.

    Ví dụ, anh A và chị B là hàng xóm với hai căn nhà 2 tầng liền kề nhau. Anh A chuẩn bị phá dỡ căn nhà cũ để xây dựng căn nhà 5 tầng. Nếu hai bên cẩn thận thì nên có bước ghi nhận hiện trạng nhà ở của chị B để đối chiếu nếu việc đào móng, xây dựng của anh A làm ảnh hưởng nhà chị B. Giả sử các bên không làm việc này thì khi xảy ra việc ngã, đổ nhà chị B, sẽ khó xác định hiện trạng nhà chị B trước khi anh A khởi công làm như thế nào nhằm xác định nguyên nhân ngã, đổ, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các bên có thể yêu cầu giám định xây dựng nhưng chi phí sẽ tốn kém và mất thời gian.

    Có thể kể đến một số trường hợp cần phải lập vi bằng phổ biến như sau:

    • Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà, trước khi cho thuê nhà.

    • Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm.

    • Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình.

    • Xác nhận tình trạng hiện trạng tài sản là bất động sản trước khi ly hôn, thừa kế.

    • Xác nhận hiện trạng công trình, sự chậm trễ trong thi công công trình.

    • Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu.

    • Xác nhận hiện trạng khu vực bị ô nhiễm môi trường.

    • Xác nhận hiện trạng công trình bị hư hỏng do thiên tai, do tác động của công trình liền kề,….

    Giá trị pháp lý của vi bằng hiện trạng

    Theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 thì vi bằng có giá trị pháp lý là nguồn nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, vi bằng ghi nhận hiện trạng có giá trị để cơ quan chức năng phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận về hiện trạng tài sản tại thời điểm lập vi bằng nhằm xác định yêu cầu của một bên nào đó với tài sản đó là có căn cứ hay không có căn cứ chấp nhận.

    Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

    Mẫu vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản

    VI BẰNG

    Vào hồi … giờ ….. phút, ngày ……. tháng …. năm ….., tại địa chỉ số: ………………..

    Chúng tôi gồm:

    Ông: HOÀNG ĐỨC HOÀI - Chức vụ: Thừa phát lại

    Ông: NGUYỄN T - Chức vụ: Thư ký nghiệp vụ

    Với sự tham gia của:

    Người yêu cầu lập vi bằng:

    CÔNG TY […]

    Mã số doanh nghiệp: […]

    Đăng ký lần đầu ngày: […]

    Địa chỉ trụ sở chính: […]

    Đại diện theo pháp luật: ông  […]

    Người tham gia:

    Ông:  […]

    Sinh năm : […]

    CCCD số : […]

    Địa chỉ: […]

    Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:

    Ghi nhận hiện trạng của tài sản: […]

    Sự việc lập vi bằng diễn biến như sau:

    Vào lúc .. giờ…. phút, theo yêu cầu của Người yêu cầu lập vi bằng, Thừa phát lại có mặt tại địa chỉ […].

    Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

    Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các bên tham gia nêu trên cam kết việc lập vi bằng không nhằm mục đích chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và thực hiện giao dịch trái pháp luật.

    (Thừa phát lại ghi nhận nội dung dựa vào hiện trạng trên thực tế của tài sản).

    Các bên tham gia cam kết đã hiểu rõ và tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các văn bản giấy tờ liên quan, không yêu cầu Thừa phát lại thẩm tra hay xác minh.

    Sự kiện lập vi bằng kết thúc lúc ……. giờ …… phút, ngày …….. tháng …….. năm……..

    Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

    Vi bằng này được gửi để vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp………… và có giá trị nguồn chứng cứ. Các bên có thể tham khảo thông tin đăng ký vi bằng tại mục “Đăng ký Vi bằng” trên website:……….

    Vi bằng được lập thành 03 (ba) bản chính, có giá trị pháp lý như nhau, giao cho người yêu cầu 01 (một) bản, gửi Sở Tư pháp …………….01 (một) bản để vào sổ đăng ký, Văn phòng Thừa phát lại X lưu 01 (một) bản, lập xong (soạn thảo, in ấn, ký tên, đóng dấu) vào lúc …….. giờ …….. phút, ngày ……… tháng ……… năm và đọc lại cho mọi người nghe, nhất trí ký tên.

    THƯ KÝ NGHIỆP VỤ                                                            THỪA PHÁT LẠI

     

    NGƯỜI THAM GIA                                                     NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG

    (Ký, ghi rõ họ và tên)                                                       (Ký, ghi rõ họ và tên)

    Nội dung của vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản

    Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng quy định tại Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, theo đó vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

    • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;

    • Họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

    • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

    • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

    • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

    • Nội dung yêu cầu lập vi bằng;

    • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

    • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

    • Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và những tài liệu chứng minh khác.

    Một số lưu ý khi lập vi bằng hiện trạng tài sản

    Điều quan trọng khi lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản là lập đúng thời điểm. Ví dụ, như một ví dụ đã nêu ở trên về việc bên mua nhận hàng tại cảng container nhưng phát hiện hàng bị hư hỏng thì phải giữ nguyên hiện trạng và mời Thừa phát lại lập vi bằng ngay mà không nên di chuyển hàng đi chỗ khác hoặc chờ một thời gian sau mới mời Thừa phát lại lập vi bằng. Bởi vì bên bán có thể viện vào việc di dời tài sản hoặc thời gian chờ này làm lý do hàng hóa bị hư hỏng. Hoặc trường hợp chủ thầu xây dựng bỏ dở công trình dẫn đến chủ nhà phải mời bên khác vào thi công; để cẩn trọng cho một vụ khiếu kiện sau này thì chủ nhà nên mời Thừa phát lại lập vi bằng ngay sau thời điểm chủ thầu cũ bỏ dỡ công trình và phải trước khi mời chủ thầu mới vào thi công.

    Trường hợp cần ghi nhận một số thông số mang tính chuyên biệt, chỉ có thể thực hiện bằng các máy móc chuyên dụng hoặc người được đào tạo chuyên môn thì cần có sự tham gia của người này.

    Thủ tục lập vi bằng

    Bước 1. Liên hệ với Blog Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí.

    Khách hàng có thể liên hệ với Blog Thừa phát lại để cung cấp hồ sơ và yêu cầu tư vấn về tình huống của mình. Chúng tôi sẽ xem xét dựa trên hồ sơ có thể tiến hành khảo sát hiện trạng trước khi báo phí nếu cần thiết. Sau đó, dựa trên nội dung hồ sơ, khối lượng công việc và kết quả khảo sát để đưa ra một mức phí phù hợp nhất.

    Bước 2. Tiến hành ghi nhận ghi nhận các nội dung cần thiết.

    Sau khi khách hàng và đơn vị lập vi bằng thống nhất chi phí, hai bên sẽ ký thỏa thuận lập vi bằng bao gồm: Nội dung vi bằng; Thời gian, địa điểm lập vi bằng; Chi phí; Thỏa thuận khác (nếu có), sau đó hai bên lên lịch hẹn để tiến hành việc lập vi bằng. Thừa phát lại tiến hành ghi nhận các nội dung được yêu cầu theo lịch đã hẹn.

    Bước 3. Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ.

    Sau khi ghi nhận hiện trạng theo yêu cầu, Thừa phát lại sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp. Thông thường, quá trình này sẽ cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng. Sau khi hoàn tất các quá trình lập vi bằng theo trình tự, thừa phát lại trao 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận.

    Phí lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản

    Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu lập vi bằng và Blog Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc và được ghi nhận trong hợp đồng. Chi phí được niêm yết công khai, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.

    Trên cơ sở chi phí niêm yết, người yêu cầu và Blog Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác.

    Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản tận nơi

    Thừa phát lại được lập vi bằng trên toàn quốc. Blog Thừa phát lại sẵn sàng đến mọi nơi bạn cần để lập vi bằng hiện trạng tài sản.

    Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thừa phát lại có thể liên hệ với Thừa phát lại Đức Hoài bằng một trong các phương thức sau:

    - Hotline: 0906 311 132 (viber/zalo)

    - Website: www.blogthuaphatlai.vn

    - Email: blogthuaphatlai@gmail.com

    - Youtube/@blogthuaphatlai

    Trân trọng!

    Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *