Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không? Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không?

Khách hàng vắng mặt, Thừa phát lại lập vi bằng được không?

Blog Thừa phát lại - Dù những gì Thừa phát lại quan sát và mô tả vào vi bằng là khách quan, trung thực nhưng cách thức thực hiện là vi phạm pháp luật thì vi bằng đó không có giá trị sử dụng.

    Lập vi bằng là một trong những chức năng của Thừa phát lại. Theo đó, Thừa phát lại sẽ quan sát các sự kiện, hành vi và đôi khi là hiện trạng để và thể hiện trong vi bằng. Hiện nay, tất cả các vi bằng đều có khách hàng của Thừa phát lại ký tên; một số vi bằng có hình chụp Thừa phát lại và khách hàng. Vậy, Thừa phát lại có thể tự mình lập vi bằng mà không cần khách hàng có mặt cùng với Thừa phát lại hay không?

    Bản chất hoạt động lập vi bằng

    Lập vi bằng thực chất là hoạt động làm chứng chuyên nghiệp; Thừa phát lại là một người làm chứng khi làm công việc này.

    Đặc điểm của người làm chứng là phải khách quan, trung thực. Khách quan trong làm chứng tức là chỉ đóng vai trò bên thứ ba độc lập, quan sát, chứng kiến sự việc và mô tả lại đúng theo sự chứng kiến đó mà không bình luận, phán xét, không tác động, can thiệp vào sự việc mà mình chứng kiến. Trung thực trong làm chứng nghĩa là mô tả đúng sự thật, không thêm bớt dữ liệu mà mình chứng kiến. Bên cạnh đó, cách thức, phương thức làm chứng cũng cần phải tuân thủ quy định pháp luật để đảm bảo những thông tin chứng kiến là đáng tin cậy, sử dụng được và không bị phản bác.

    Các ví dụ minh họa

    Tôi sẽ nêu quan điểm của mình trả lời cho câu hỏi chủ đề thông qua một số ví dụ sau đây. Đầu tiên đó là việc chủ một miếng đất chuẩn bị đào móng xây nhà nhưng sợ ảnh hưởng đến nhà hàng xóm nên muốn Thừa phát lại đi vào nhà hàng xóm lập vi bằng hiện trạng dù người hàng xóm này không đồng ý. Trong trường hợp này, nếu Thừa phát lại thực hiện theo yêu cầu thì đã “xâm phạm chỗ ở” bất hợp pháp của người khác. Do vậy, dù những gì Thừa phát lại quan sát và mô tả vào vi bằng là khách quan, trung thực nhưng cách thức thực hiện là vi phạm pháp luật thì vi bằng đó không có giá trị sử dụng.

    Từ điểm này, chúng ta thấy sự xuất hiện của một bên thứ ba khác là chủ tài sản hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản và họ thể hiện sự cho phép Thừa phát lại tiếp cận tài sản này để lập vi bằng là cần thiết (nếu đó là khách hàng của Thừa phát lại thì họ (hoặc người được ủy quyền) phải có mặt cùng Thừa phát lại. Ngoài trường hợp nêu trên thì lập vi bằng ghi nhận nội dung trong điện thoại, việc truy cập một tài khoản email, zalo, facebook... cũng tương tự, cần sự có mặt của chủ nhân chiếc điện thoại hoặc chủ nhân tài khoản. Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã từng từ chối sử dụng vi bằng vì khách hàng của Thừa phát lại (là đại diện theo uỷ quyền của 1 công ty) đăng nhập email của một người mà nhưng không xuất trình được văn bản uỷ quyền hợp pháp hoặc văn bản thoả thuận thể hiện tài khoản email này thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty[1].

    Hình minh họa: TPL Đức Hoài đang lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà ở

    Ví dụ tiếp theo là Công ty A có cho chị Nhung thuê mặt bằng nhưng chị Nhung đang trễ hạn thanh toán dẫn đến Công ty A thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng. Công ty A cử chị Thảo (nhân viên Công ty A) đi giao thông báo cho chị Nhung đồng thời Công ty A yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng. Vậy Công ty A là người yêu cầu lập vi bằng nhưng chị Thảo là người tham gia lập vi bằng (Công ty A có thể ủy quyền chị Thảo yêu cầu lập vi bằng nhưng đó không phải là tình huống này). Như vậy, Thừa phát lại có thể lập vi bằng giao thông báo mà không cần sự có mặt của khách hàng là Công ty A/người đại diện theo pháp luật của Công ty A (với tư cách là người yêu cầu).

    Ví dụ tiếp theo là việc Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận một bài báo công khai trên mạng internet. Tuy đang có quan điểm rằng, Thừa phát lại không được thao tác truy cập bài viết mà phải do khách hàng, người tham gia khác truy cập; còn Thừa phát lại chỉ mô tả thao tác nhưng tác giả xin được phép được trao đổi vấn đề này ở một bài viết khác. Như vậy, nếu chỉ nhìn về thao tác, Thừa phát lại chỉ cần một máy tính có kết nối mạng internet là có thể lập vi bằng bài viết công khai trên mạng và không cần khách hàng có mặt mà vẫn đảm bảo tính khách quan, trung thực.

    Một số trường hợp khác, khách hàng Thừa phát lại không thể có mặt cùng địa điểm với Thừa phát lại nhưng có tham gia vào quá trình lập vi bằng: Khách hàng đang ở Hà Nội và yêu cầu Thừa phát lại Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh) lập vi bằng cuộc họp trên Ms Team về việc khách hàng họp với đối tác ở Nhật Bản; Khách hàng đề nghị Thừa phát lại ghi nhận một cửa hàng đang trưng bày hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…

    Quan điểm đúc kết

    Từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng, về mặt thao tác dù không cần khách hàng có mặt, Thừa phát lại vẫn có thể thực hiện công việc làm chứng. Tuy vậy, phần mở đầu của mẫu vi bằng hiện hành đang buộc có nội dung là vào thời gian, địa điểm nhất định, các bên gồm Thừa phát lại, Người yêu cầu, Người tham gia... và phần kết thúc vi bằng có nội dung “đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên”. Điều này được hiểu là người yêu cầu lập vi bằng (khách hàng) phải có mặt cùng Thừa phát lại khi lập vi bằng; và chỉ có mặt thì mới có thể “nhất trí nội dung vi bằng, ký tên”; không có mặt tại sự kiện, hành vi lập vi bằng cùng Thừa phát lại thì sao có thể biết sự việc mà “nhất trí nội dung vi bằng, ký tên”!?

    Đây là sự vênh nhau giữa lý luận, thực tiễn và pháp luật khi tìm lời giải cho việc Thừa phát lại có cần khách hàng có mặt khi lập vi bằng. Về quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng, Thừa phát lại có thể lập vi bằng mà không cần khách hàng (và những người tham gia khác) có mặt cùng Thừa phát lại nếu đáp ứng hai điều kiện:

    (1) Sự kiện, hành vi cần lập vi bằng diễn ra ở khu vực công cộng mà Thừa phát lại có thể tiếp cận, không cần sự cho phép của ai; và

    (2) Không cần khách hàng có mặt thì với nghiệp vụ đơn thuần của mình, Thừa phát lại vẫn ghi nhận được những sự kiện, hành vi mà khách hàng đang mong muốn.

    Trường hợp điển hình đáp ứng hai điều kiện trên là ghi nhận nội dung bài báo công khai trên mạng internet; Ghi nhận hiện trạng một bảng hiệu quảng cáo ngoài trời...

    Với quan điểm như vậy, tác giả đề xuất sửa đổi mẫu vi bằng để phù hợp với bản chất công việc làm chứng. Cụ thể, bỏ dòng chữ “Chúng tôi gồm” ở phần đầu mẫu vi bằng và chỉ ghi nhận việc Thừa phát lại có mặt ở thời gian địa điểm nào, theo yêu cầu của ai và đã chứng kiến sự việc gì; đồng thời chỉ Thừa phát lại ký tên, cam đoan về tính khách quan, trung thực của vi bằng do mình lập.



    [1] Bản án 29/KDTM-PT ngày 30/06/2020 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ giữa Nguyên đơn là Công ty CLS S.R.L và Bị đơn là Công ty Cổ phần G.L do Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử ngày 30 tháng 6 năm 2020

    Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *