Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”? Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”?

Có đúng Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”?

Blog Thừa phát lại - Đây là câu nói mà tôi nghe khá là nhiều gần đây, đặc biệt sau khi bài viết trên facebook tôi cảnh báo thủ đoạn giăng bẫy người bán nhà. Một số tài khoản facebook không biết thừa phát lại là ai nên hỏi; và nhiều người đã trả lời như tiêu đề bài viết.

Trước khi nói lên quan điểm cá nhân về việc này, tôi cũng muốn nói qua về thẩm quyền của công chứng và thừa phát lại. Do đâu mà nhiều người có suy nghĩ như trên? Điều đó có hoàn toàn đúng?

Khi bạn ký tên trên hợp đồng, văn bản… mà cần thiết (mong muốn) hoặc luật pháp buộc có người làm chứng thì đó là lúc bạn cần một công chứng viên. Họ sẽ xem nội dung đó có phù hợp pháp luật không trước khi cho bạn ký (đó là công chứng). Còn nếu họ chỉ chứng kiến ký tên mà không xác nhận tính hợp pháp của nội dung thì họ đang chứng thực chữ ký (tuy vậy, vẫn có quy định về những nội dung mà công chứng viên không chứng thực). Họ còn công chứng bản dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Như vậy, cứ liên quan đến việc ký tên trên một hợp đồng, giấy tờ gì đó thì bạn sẽ nghĩ ngay đến công chứng viên. Công việc của họ xoay quanh việc “làm chứng”, “xác thực” trên các hợp đồng, giấy tờ.

Còn thừa phát lại thì sao? Tôi có thể làm chứng lập vi bằng về việc một người tuyên thệ (bằng lời nói hoặc bằng cách ký tên vào văn bản) trước mặt luật sư; lập vi bằng về cuộc họp gia đình có xác lập biên bản họp; lập vi bằng ghi nhận buổi họp mà công ty ban hành một văn bản nội bộ… Chúng cũng có liên quan đến văn bản như công chứng viên. Nhưng những văn bản này vì hình thức nó “lạ”, nội dung nó “rộng”, “đa dạng” lồng ghép nhiều sự việc nên công chứng họ thấy rủi ro, họ không chứng (dù là công chứng hay chứng thực chữ ký).

vi-bang-la-gi
Thừa phát lại Đức Hoài đang lập vi bằng về nhà xưởng

Bạn để ý các đơn vị công chứng thường chứng văn bản theo form mẫu của họ (trừ một số trường hợp như hợp đồng thế chấp của ngân hàng…). Việc khách hàng đề nghị họ sửa mẫu, bổ sung, sửa đổi nội dung thì họ phải cân nhắc, suy xét nhiều. Điều này là hợp lý vì họ phải xác thực tính hợp pháp nội dung được công chứng. Những nội dung dài dòng, đa dạng kiểu viết theo ý của khách hàng (ví dụ như biên bản họp gia đình nói về việc quản lý sử dụng nhà thờ tự, chăm sóc cha mẹ, cấp dưỡng cho cha mẹ…) làm họ khó xác thực tính hợp pháp. Rủi ro quá, họ từ chối.

Nhưng với thừa phát lại thì khác, mục đích chứng kiến là xác nhận sự có thật của một hành vi, sự kiện nào đó diễn ra. Ví dụ, vi bằng về buổi họp gia đình là nguồn chứng cứ về việc có cuộc họp gia đình về việc gì, thời gian nào, ở đâu, có những ai tham gia, diễn biến như thế nào, ký văn bản gì. Đôi lúc trong cuộc họp lại có tình tiết con chửi cha mẹ, cháu chửi ông bà (vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội cả đấy) nhưng có thể bị đưa vào vi bằng nếu khách hàng yêu cầu vì nó có thật trong diễn biến sự kiện được lập vi bằng. Như vậy, việc xác lập một văn bản “lạ”, nội dung “rộng”, “dài dòng”, đa dạng mà công chứng viên từ chối công chứng, chứng thực thì thừa phát lại có thể lập vi bằng để có chứng cứ về việc sự kiện các bên làm việc, xác lập văn bản gì, ở đâu, thời gian nào.

Vậy nên, ai đã “phát minh” ra câu nói “Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”” xứng đáng nhận được vô số lời cảm ơn từ các thừa phát lại. Câu nói đơn giản, dễ hiểu và hình tượng công việc thừa phát lại; giúp thừa phát lại tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Nhưng, câu nói này vẫn chưa hình tượng hết công việc của thừa phát lại. Chưa nói đến công việc tống đạt, thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án dân sự; chỉ riêng việc lập vi bằng thôi thì không những liên quan đến việc ký tên vào các giấy tờ, tài liệu mà còn vô số việc khác trên đời.

Chúng tôi có thể được mời lên một chiếc thuyền cập cảng để chứng kiến hàng hóa bên mua có ở trên thuyền hay không; truy cập facebook để lấy thông tin một bài viết đang tồn tại trên đó; vào nhà xác để lấy mẫu vật phẩm kiểm tra ADN; leo lên mái nhà để xác nhận hiện trạng vết nứt… Những việc này thì không liên quan đến công chứng viên nên không thể nói là công chứng viên “chê” mới tới tay thừa phát lại.

Dù sao, tôi vẫn rất thích câu nói Thừa phát lại là làm cái gì mà công chứng “chê”. Nó rất ấn tượng và giúp người dân dễ hình dung công việc thừa phát lại hơn.

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *