Blog Thừa phát lại - Đây là loại vi bằng khá phổ biến mà Thừa phát lại tiếp nhận. Tuy vậy, việc thực hiện trong một số trường hợp mất khá nhiều thời gian. Tại sao vậy? Hãy đọc bài viết sau để tìm câu trả lời.
Bước 1: Mô tả ngoại quan thiết bị chứa dữ liệu và nguồn gốc dữ liệu, thiết bị chứa dữ liệu.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A cung cấp
cho Thừa phát lại một thiết bị USB như hình ảnh dưới đây. Theo lời trình bày của
bà A thì USB này là của bà A, chứa file ghi âm cuộc nói chuyện giữa bà A và ông
Lê Văn B vào ngày 15/6/2024 tại nhà ông Lê Văn B, địa chỉ số 12, phường 4, quận
4, TP. Hồ Chí Minh.
Bước 2: Mô tả máy tính dùng để trích xuất dữ liệu lập vi bằng
Mô tả ngoại quan: Loại
máy gì (máy để bàn/laptop); Hiệu gì (HP/Dell…);
- Đời máy:
+ Xem ngoài vỏ máy;
+ Kiểm tra tại cửa sổ CMD (gõ
“wmic csproduct get name”); hoặc
+ Kiểm tra tại cửa sổ PowerShell
(gõ “wmic csproduct get name”).
- Mã số serial:
+ Xem ngoài vỏ máy;
+ Kiểm tra tại cửa sổ CMD (gõ
“wmic bios get serialnumber”); hoặc
+ Kiểm tra tại cửa sổ PowerShell
(gõ “wmic bios get serialnumber”).
Mô tả thông số máy tính: Vào
mục Cài đặt và kiểm tra thông tin máy tính như tên máy tính, phần mềm, chip, hệ
điều hành (chụp hình màn hình máy tính dán vào vi bằng).
Bước 3: Đồng bộ hoá thời gian
Điều này vừa chứng minh sự chính
xác về thời gian lập vi bằng nêu trong vi bằng của Thừa phát lại đồng thời cũng
tránh ảnh hưởng đến các thông tin thời gian của thiết bị, dữ liệu cần trích xuất
mà sẽ kết nối với máy tính lập vi bằng.
Bước 4: Ngắt kết nối internet
Nhằm cô lập thiết bị, dữ liệu cần
lập vi bằng với môi trường internet khi kết nối với máy tính lập vi bằng; tránh
sự ảnh hưởng của vi rút/cuộc tấn công mạng vào thiết bị khách hàng cung cấp, làm
mất/sai lệch dữ liệu cần lập vi bằng.
Bước 5: Kết nối thiết bị với máy tính
Bước 6: Quét vi rút cho máy tính và thiết bị khách hàng cung cấp
Điều này cũng nhằm tránh sự ảnh
hưởng của vi rút/cuộc tấn công mạng vào thiết bị khách hàng cung cấp, làm mất/sai
lệch dữ liệu cần lập vi bằng
Bước 7: Mô tả thông tin số hoá của thiết bị và dữ liệu
Thừa phát lại mô tả tên thiết bị
và tên file dữ liệu cần lập vi bằng cùng các thông tin số hoá có liên quan như định
dạng, kích thước, ngày tạo… (trong mục Properties).
Kiểm tra thông số tập tin |
Bước 8: Mô tả nội dung file dữ liệu
Thừa phát lại mở file để xem,
nghe và ghi nhận vào trong vi bằng. Đây là bước mà Thừa phát lại tuỳ nghi thực
hiện theo thoả thuận với khách hàng.
Ví dụ, đối với việc trích xuất
file ghi âm có khách hàng yêu cầu Thừa phát lại chỉ trích file ghi âm này sang đĩa
vi tính đính kèm vi bằng (bước 9) là xong. Nhưng có khách hàng yêu cầu Thừa phát
lại nghe nội dung file ghi âm (chuyển âm thanh sang văn bản) và thể hiện trong file
giấy vi bằng. Có khách hàng khác thì tự nghe và Thừa phát lại chứng kiến rồi đính
kèm văn bản mà họ tự đánh máy vào vi bằng.
Nếu khách hàng yêu cầu Thừa phát
lại là người chứng kiến, tự nghe âm thanh và chuyển âm thanh sang văn bản thì
Thừa phát lại sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Do đó, phí lập vi bằng loại
này thường khá cao.
Dù thực hiện theo hình thức nào
thì Thừa phát lại cũng nên mở các tập tin dữ liệu lên để nghe/xem và ghi nhận một
phần nội dung tập tin dữ liệu đó vào file giấy vi bằng (ví dụ, hình ảnh cắt chụp
từ video…).
Bước 9: Trích xuất file dữ liệu
Thừa phát lại trích xuất sang thiết
bị lưu trữ (đĩa vi tính, usb…) đính kèm vi bằng.
Trên đây là bài viết “Các bước lập vi bằng trích xuất file dữ liệu” của Thừa phát lại Đức Hoài. Hi vọng bạn đã tìm thấy được thông tin hữu ích.
0 Nhận xét