Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp

Thừa phát lại hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp

Blog Thừa phát lại - Văn phòng Thừa phát lại Bến Thành luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên luật đến tham quan, thực tập tại Văn phòng. Một trong những công việc bắt buộc của các thực tập sinh là phải viết bài luận, đánh giá về một vấn đề liên quan đến Thừa phát lại.

Sau đây, chúng tôi xin đăng bài viết "Thừa phát lại - Công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp" của Thực tập sinh K1 Nguyễn Lê Xuân Nhanh - Sinh viên Luật năm 4 Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP. Hồ Chí Minh để các bạn tham khảo:

Chắc hẳn mọi người đều đã từng nghe qua về một công việc mang bản chất là nhà nước nhưng lại được thành lập như tư nhân đó chính là công việc của Thừa phát lại. Dưới góc độ một sinh viên năm 4 đang thực tập tại Văn phòng Thừa phát lại, mình sẽ chia sẻ những cảm nhận của mình về nghề này. Ngoài ra, do mình có định hướng trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp khi tốt nghiệp nên mình sẽ chỉ ra những điểm mà Thừa phát lại có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Thừa phát lại thí điểm từ năm 2009 và thực hiện chính thức từ năm 2016 cho đến nay. Thừa phát lại thực hiện các chức năng gồm: Tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự. Hiện, theo chia sẻ các anh, chị nơi mình thực tập thì Thừa phát lại chủ yếu là lập vi bằng. Hoạt động thi hành án hoặc xác minh điều kiện thi hành án, tống đạt văn bản vẫn còn hạn chế do vướng nhiều quy định.

Theo mình cảm nhận, đây là một nghề luật mới và nhiều tiềm năng. Những ai yêu thích một công việc, ít phải tranh cãi nhiều về pháp lý và thích đi đây đi đó thì nên cân nhắc chọn nghề Thừa phát lại. Ngoài ra, nếu mà cởi vướng quy định thi hành án và đưa ra được những điều luật rõ ràng cụ thể hơn, thì mình nghĩ các văn phòng Thừa phát lại có rất nhiều việc để làm. Riêng bản thân mình thấy rằngThừa phát lại cần phải nắm vững nhiều lĩnh vực pháp lý vì trong quá trình làm việc, việc khách hàng đặt ra những câu hỏi, vấn đề pháp lý cần Thừa phát lại giải đáp. Lúc này, Thừa phát lại không chỉ đưa ra những lời tư vấn chuyên nghiệp, còn phải có khả năng thuyết phục đến khách hàng, để họ có thể yên tâm, hiểu rõ vì sao cần phải lập vi bằng và nó có ý nghĩa thế nào trong một vụ việc liên quan đến pháp luật.

Các doanh nghiệp hiện nay thường quan tâm tới tính an toàn về pháp lý. Do đó, Thừa phát lại cũng được xem như là một công cụ hỗ trợ để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Để hiểu rõ thêm mình sẽ lấy một ví dụ để mọi người dễ hình dung. Giả sử Công ty A bán hàng hoá cho Công ty B với giá trị đến 30 tỷ đồng. Tổng giám đốc công ty A không thể tự mình xác lập ký hợp đồng mà phải thông qua sự đồng ý của hội đồng quản trị. Hợp đồng này có thể giúp công ty phát triển mạnh hơn trên thị trường. Do đó, Tổng giám đốc muốn việc giao kết hợp đồng không bị trục trặc gì. Các thành viên Hội đồng quản trị đang có sự mâu thuẫn, bất đồng nên Tổng giám đốc đã đề nghị Hội đồng quản trị được mời Thừa phát lại đến lập vi bằng cuộc họp Hội đồng quản trị. Trong trường hợp này, Thừa phát lại đã giúp hoạt động doanh nghiệp được minh bạch, hợp đồng được giao kết tránh rủi ro bị vô hiệu do khiếu nại về cuộc họp Hội đồng quản trị của công ty A.

Sau đó, Công ty B đã nhận hàng mà không thanh toán nên Công ty A đã kiện ra Toà án. Thừa phát lại đi tống đạt văn bản cho hai bên đã giúp quá trình giải quyết vụ án được nhanh hơn. Nếu Toà án tuyên phải thanh toán 30 tỷ mà Công ty B không thi hành thì Công ty A có thể yêu cầu Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án hoặc tổ chức thi hành án.

Các bạn thấy là Thừa phát lại xuất hiện hỗ trợ doanh nghiệp từ trước khi tranh chấp, trong qua trình giải quyết tranh chấp và cả sau khi đã có bản án của Toà án. Ở giai đoạn nào thì Thừa phát lại cũng có thể thực hiện chức năng tương ứng.

Ngoài ra, Thừa phát lại còn hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều công việc khác, đặc biệt là việc lập vi bằng.

thuc-tap-thua-phat-lai
Thực tập sinh Nguyễn Lê Xuân Nhanh đang trao đổi nội dung thực tập với Thừa phát lại thuộc VP Thừa phát lại Bến Thành

Hiện nay mạng xã hội ngày càng phát triển do đó cũng có nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng, hình ảnh của các doanh nghiệp lớn, bán các sản phẩm kém chất lượng, tràn lan trên thị trường dẫn đến khách hàng mất lòng tin đối với doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải lưu trữ nội dung, hình ảnh các tài khoản mạo danh thông qua việc yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về hành vi giả mạo gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, làm căn cứ để doanh nghiệp tiến hành khởi kiện các cá nhân, tổ chức giả mạo.

Một ví dụ khác, hiện nay, tình trạng, bịa đặt, vu khống các doanh nghiệp bằng những thông tin sai lệch, có hình ảnh gây hoang mang dư luận xảy ra khá phổ biến. Các tiktoker nổi tiếng lợi dụng đưa ra những đánh giá thiếu khách quan sản phẩm của công ty nhằm làm giảm uy tín của họ, gián tiếp nâng cao uy tín của công ty đối thủ. Đây không chỉ là hành vi vu khống mà còn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Cạnh tranh. Vì thế khi xảy ra vấn đề này, các doanh nghiệp có thể yêu cầu lập vi bằng để làm minh chứng gửi đến Cục quản lý cạnh tranh, yêu cầu họ có biện pháp xử lý đối với các thông tin mà Thừa phát lại đã ghi nhận.

Hay trong trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hoá, bên bán giao hàng kém chất lượng. Lúc này, doanh nghiệp có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng hiện trạng sản phẩm và yêu cầu bên kia đổi sản phẩm, bồi thường. Sau khi nhận hàng bị lỗi, bên mua cần thiết phải gửi khiếu nại đến bên bán trong thời hạn hợp lý hoặc theo thời hạn quy định tại hợp đồng không sẽ mất đi quyền khiếu nại. Tránh tình trạng bên bán cố tình trốn tránh không nhận khiếu nại, doanh nghiệp có thể yêu cầu Thừa phát lại đi theo và lập vi bằng về việc giao khiếu nại cho bên bán.

Thêm một ví dụ nữa, doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất hàng giày da xuất đi Châu Âu. Trong quá trình sản xuất thì do có khúc mắc lương thưởng nên công nhân tổ chức đình công phù hợp theo luật pháp. Việc đình công này có nguy cơ làm chậm việc giao hàng và doanh nghiệp phải bồi thường. Trường hợp này, doanh nghiệp có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về việc đình công để chứng minh đây là một sự kiện bất khả kháng làm căn cứ đề nghị gia hạn thời gian giao hàng mà không phải bồi thường.

Người lao động có hành vi nghỉ việc 05 ngày liên tục mà không có lý do. Doanh nghiệp muốn kỷ luật theo hình thức sa thải. Để tránh người lao động không thừa nhận hành vi vi phạm hoặc khiếu nại thủ tục xử lý kỷ luật bị sai, doanh nghiệp có thể yêu cầu thừa phát lại đến lập vi bằng trích xuất camera nhà máy chứng minh họ không đến công ty làm việc; và lập vi bằng buổi họp xử lý kỷ luật.

Hiện Thừa phát lại chỉ được đi xác minh khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án. Tuy vậy, mình thấy nếu giao Thừa phát lại được quyền đi xác minh trước đó thì sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều. Ví dụ, doanh nghiệp bị đối tác nợ tiền hàng theo văn bản xác nhận công nợ rõ ràng giữa các bên. Nếu chờ đi kiện xong, có bản án thì e rằng đối tác tẩu tán hết tài sản. Vậy, doanh nghiệp có thể nhờ Thừa phát lại xác minh sớm tài sản làm cơ sở đề nghị Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như làm cơ sở để cưỡng chế thi hành án về sau.

Đối với chức năng tổ chức thi hành án, nếu quy định “cởi trói” có Thừa phát lại thì mình tin là các doanh nghiệp sẽ yêu cầu Thừa phát lại thi hành án nhiều hơn là yêu cầu các cơ quan thi hành án nhà nước. Bởi vì, lúc này việc thi hành án dựa trên hợp đồng dịch vụ, doanh nghiệp thoải mái tương tác với cơ quan thi hành bản án của mình, tránh những chi phí “chìm”; Thừa phát lại thì phải luôn trong tâm thế tích cực làm việc để sớm được trả phí dịch vụ.

Qua những ví dụ minh họa cũng như góc nhìn từ phía một sinh viên Luật mình cảm thấy Thừa phát lại là một công cụ tốt giúp ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Mình tin rằng, trong tương lai gần, Thừa phát lại sẽ có những chuyển biến mới tốt hơn và phát triển hơn đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của khách hàng.

Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *