Blog Thừa phát lại - Năm 2023 sắp khép lại với nhiều sự kiện, hoạt động về nghề Thừa phát lại đã được tổ chức. Nhân dịp thời khắc chuyển giao này, Blog Thừa phát lại điểm lại 05 dấu ấn về nghề trong năm 2023 và đưa ra những kỳ vọng về nghề trong năm 2024.
DẤU ẤN THỪA PHÁT LẠI NĂM 2023
Có 2 hội nghị về Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức ở Nha Trang và Hạ Long
Tuy hầu như mỗi năm, Bộ Tư pháp đều
có tổ chức tối thiểu 01 hội nghị về Thừa phát lại. Tuy vậy, hai hội nghị được tổ
chức năm 2023 xứng đáng là một sự kiện nổi bật bởi thời điểm tổ chức và kết quả
mà nó mang lại.
Năm 2023 là năm thứ 4 mà Nghị định
08/2020/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng và có thể một Nghị định mới sửa đổi, bổ sung
sẽ được ban hành trong năm 2024.
Tại hai hội nghị này, các Thừa phát
lại một lần nữa có cơ hội gặp lãnh đạo Bộ Tư pháp và chia sẻ những khó khăn vướng
mắc của chế định thừa phát lại, đề xuất những cải cách, sửa đổi trong các văn bản
quy phạm pháp luật sắp tới.
Hình ảnh hội nghị TPL ở Khánh Hòa |
Báo chí quan tâm hoạt động thừa phát lại
Khi thừa phát lại chưa được người
dân biết đến nhiều thì sự quan tâm của báo chí, giúp lan tỏa chức năng thừa
phát lại đến người dân là điều hết sức đáng quý. Trong năm qua, báo chí đã tích
cực đưa tin về thừa phát lại như báo Tuổi trẻ, báo Pháp luật Việt Nam, Báo Pháp
luật TP. HCM và đặc biệt, báo Thanh Niên có tuyến 11 bài về chức năng lập vi bằng
của thừa phát lại. Thực sự, mình làm trong nghề rất vui vì báo chí đã tích cực
đưa tin, giúp người dân biết nhiều hơn về nghề của mình.
Hình ảnh 1 bài viết của báo Thanh Niên về Thừa phát lại |
Hội nghị thừa phát lại cả nước tại Hà Nội
Hiện nay, trong các chức danh tư
pháp hoặc bổ trợ tư pháp thì hầu như chỉ còn thừa phát lại là duy trì được hội
nghị toàn quốc, tổ chức hằng năm luân phiên tại các địa phương. Các hội nghị này
thường lồng ghép chương trình trao đổi chuyên môn kèm các hoạt động giao lưu, gặp
gỡ thắt chặt tình cảm đồng nghiệp trong nghề.
Hình ảnh tại buổi gặp mặt 2023 tại Hà Nội |
Năm bản lề của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đã có hiệu
lực được 4 năm và bộc lộ nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn. Và 4 năm vừa
qua, các Văn phòng Thừa phát lại, các thừa phát lại đã có ý kiến nhiều về vấn đề
này nhưng có thể năm 2023 là năm bản lề của Nghị định số 08/2023/NĐ-CP bởi Bộ
Tư pháp đã lấy ý kiến tổng hợp của các Văn phòng thừa phát lại, Tòa án, VKS...
về Nghị định này để dự kiến năm 2024 trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ
sung.
Nhiều địa phương cho phép thành lập thêm Văn phòng Thừa phát lại
Theo thống kê của Blog Thừa phát lại thì năm 2023, cả nước thêm 48 văn phòng Thừa phát lại được cấp phép thành lập. Nhiều nhất có lẽ là 02 địa phương top đầu là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hà Nội cấp phép thành lập thêm 30 văn phòng, TP. Hồ Chí Minh có thêm 11 văn phòng nhưng dự kiến đầu năm 2024 sẽ có Quyết định cho phép thành lập thêm 07 văn phòng (theo nguồn tin được biết, các văn phòng này đã đạt tiêu chí thành lập, chỉ chờ Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành quyết định).
KỲ VỌNG TRONG NĂM MỚI
Lực lượng Thừa phát lại ngày càng lớn mạnh
Nhiều địa phương đã thông báo tiếp
nhận hồ sơ thành lập VP Thừa phát lại như TP. HCM vẫn còn 10 suất mà các đợt
trước thiếu hồ sơ chưa mở được. Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai đã có thông báo tiếp
nhận hồ sơ... Năm 2024 được dự đoán vẫn là năm số lượng Văn phòngThừa phát lại
được mở mới nhiều.
Kỳ thi kết thúc tập sự Thừa phát lại được tổ chức
Sau khi Nghị định số 08 có hiệu lực
thì ngoại trừ các trường hợp đã đủ điều kiện bổ nhiệm thì được làm hồ sơ bổ nhiệm
trước 24/02/2021 còn lại phải trải qua kỳ thi kết thúc tập sự. Tuy vậy, từ đó đến
nay, chưa có kỳ thi nào được diễn ra trong khi Học Viện Tư pháp đã tổ chức đào
tạo Thừa phát lại đến khóa 8. Dự kiến kỳ thi kết thúc tập sự được tổ chức năm
2024 cộng việc với việc tiêu chuẩn về thời gian công tác pháp luật trước bổ nhiệm
hạ từ tối thiểu 05 năm còn 03 năm được kỳ vọng bổ sung một lượng lớn các Thừa
phát lại.
0 Nhận xét