Blog Thừa phát lại - Nếu Bên đối lập gay gắt, thể hiện việc từ chối nhận và bỏ đi trước khi khách hàng kịp thông tin nội dung thông báo thì khách hàng gửi lại 01 bản Thông báo trong bìa thư (nếu trời mưa thì nên bọc trong bìa nilong) và để trong hòm thư/ qua khe cửa chính đồng thời dán 01 bản lên cửa nhà (nếu cần thiết).
Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành
vi của một chủ thể đi giao văn bản, tài liệu, công văn cho một chủ thể khác (“Vi
bằng giao thông báo”) là một dạng vi bằng rất phổ biến. Nghe qua công việc thì
có vẻ đơn giản nhưng người tiếp nhận hồ sơ cần trang bị một số kỹ năng, kiến thức
để tiếp khách hàng và giúp việc lập vi bằng được thuận lợi. Dưới đây là một số nội
dung mà Blog Thừa phát lại nhận thấy là cần chú ý khi tiếp nhận hồ sơ lập vi bằng
giao thông báo:
Vụ việc thuộc thẩm quyền lập vi bằng
Khi tiếp nhận hồ
sơ thì người tiếp nhận phải căn cứ Điều 37 Nghị định 08 để xác định đề nghị lập
vi bằng giao thông báo có thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại hay không đặc biệt
là trường hợp lập vi bằng liên quan đến hành vi của cán bộ, công chức, viên chức,
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng đang thi hành
công vụ tại khoản 7 Điều 37.
Ví dụ, nếu khách
hàng đề nghị lập vi bằng về hành vi giao Đơn khiếu nại cho công chức phụ trách
tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân Quận thì phải Thừa phát lại phải từ chối lập
vi bằng.
Tuy nhiên, nếu yêu
cầu của khách hàng thuộc trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng thì
người tiếp nhận hồ sơ chưa từ chối ngay mà cần tìm hiểu mục đích của khách
hàng, thảo luận với đồng nghiệp để có giải pháp khác phù hợp với mục đích của
khách hàng.
Ví dụ giao thông
báo nêu trên, nếu khách hàng muốn chứng minh hành vi gửi Đơn khiếu nại thì có giải
pháp khác như Thừa phát lại lập vi bằng khách hàng gửi Đơn khiếu nại qua đường
bưu điện; hoặc lập vi bằng khách hàng có mặt tại phòng tiếp nhận hồ sơ khiếu nại
của Ủy ban nhân dân Quận và sau đó khách hàng cung cấp cho Thừa phát lại biên
nhận đơn đính kèm vi bằng.
Chủ thể lập thông báo
Việc xác định đúng
chủ thể lập thông báo rất quan trọng đặc biệt trong trường hợp thông báo là một
công việc mang tính bắt buộc, cần thiết để phát sinh quyền, nghĩa vụ.
Ví dụ, A (đủ năng
lực hành vi dân sự) cho B vay một khoản tiền, không có lãi nhưng không thỏa thuận
thời hạn trả thì khi muốn đòi lại tiền vay thì A phải thông báo cho B biết trước
một thời gian hợp lý (khoản 1 Điều 469 BLDS 2015). Tức nghĩa vụ thông báo là A.
Nếu bố A là người lập thông báo đòi nợ B nhưng không có hợp đồng ủy quyền hợp lệ
thì thông báo đó không có giá trị.
Có một nguyên tắc
là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến nội dung thông báo chính là
chủ thể có quyền, nghĩa vụ lập thông báo.
Đối với doanh nghiệp,
tổ chức thì chủ thể lập thông báo là doanh nghiệp, tổ chức mà không phải là người
đứng đầu tổ chức, người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay là
Giám đốc Pháp chế (những người này chỉ đại diện doanh nghiệp ký thông báo).
Ví dụ, Công ty A
giao kết hợp đồng với Công ty B để mua café. Khi sản phẩm café được giao không
đạt chất lượng theo hợp đồng thì sẽ phát sinh quyền khiếu nại cũng như nghĩa vụ
thông báo cho Bên B. Chủ thể có quyền lập thông báo là Công ty A vì Công ty A
là người trực tiếp giao kết hợp đồng. Thông báo được lập với tư cách là Công ty
A gửi Công ty B mà không phải Giám đốc Công ty A gửi Giám đốc Công ty B.
Đối với một số đối
tượng khác như người dưới 15 tuổi, người bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự
thì quyền, nghĩa vụ của họ phải thực hiện thông qua người giám hộ hợp pháp. Do
đó, người giám hộ mới là người có quyền trực tiếp lập thông báo (nhưng nhân
danh người được giám hộ).
Chủ thể lập thông
báo có thể ủy quyền cho người khác thông qua hợp đồng ủy quyền hợp lệ để lập
thông báo thay mình (ngoại trừ trường hợp pháp luật không cho phép ủy quyền).
Ví dụ, như hợp đồng
mua bán café nêu trên, nếu phát sinh tranh chấp, Công ty A đã lập hợp đồng ủy
quyền cho một Luật sư làm đại diện giải quyết thì Luật sư đó có thể lập thông
báo gửi công ty B (nhưng vẫn nhân danh Công ty A).
TPL chứng kiến việc lập thông báo trước khi đi giao |
Chủ thể cần gửi Thông báo
Tham khảo nguyên tắc tương tự chủ thể lập
thông báo nêu trên.
Chủ thể có quyền mời Thừa phát lại lập vi bằng
Là người lập thông
báo hoặc người đại diện hợp pháp của họ được xác định theo nguyên tắc tương tự Chủ
thể lập thông báo nêu trên.
Tuy nhiên, cần lưu
ý thêm trường hợp tổ chức (ví dụ, Ngân hàng) cử nhân sự liên hệ Thừa phát lại lập
vi bằng thì cần xác định nhân sự đó là người được quyền yêu cầu lập vi bằng (ký
hợp đồng dịch vụ, ký tên là người yêu cầu lập vi bằng) hay chỉ là người tham
gia.
a) Nếu
nhân sự đó có ủy quyền hợp lệ, nội dung ủy quyền là được ký hợp đồng dịch vụ lập
vi bằng và đi giao thông báo thì nhân sự này được ký hợp đồng dịch vụ, ký tên
là người yêu cầu lập vi bằng nhưng vẫn phải thể hiện thông tin của tổ chức trước
rồi mới đến thông tin người đại diện theo ủy quyền là nhân sự đó.
b) Nếu
nhân sự đó chỉ có giấy giới thiệu, hoặc có hợp đồng ủy quyền nhưng chỉ ủy quyền
đi giao thông báo thì nhân sự này đó chỉ được ký tên là người tham gia lập vi bằng.
Người yêu cầu lập vi bằng trên Phiếu yêu cầu, Hợp đồng dịch vụ và Vi bằng vẫn
là tổ chức.
Nội dung thông báo
Người tiếp nhận hồ
sơ cần nghiên cứu hồ sơ của khách hàng để tư vấn về nội dung Thông báo. Nếu
khách hàng đã có người tư vấn riêng thì người tiếp nhận hồ sơ góp ý, trao đổi
riêng với người tư vấn của khách hàng mà tuyệt đối không trao đổi khi có mặt
khách hàng (đặc biệt trường hợp thông báo đã do người tư vấn riêng dự thảo).
Trong mọi trường hợp,
nội dung của Thông báo là do phía khách hàng quyết định ngay cả trường hợp văn
phòng hỗ trợ khách hàng dự thảo Thông báo. Nhằm tránh trường hợp khách hàng khiếu
nại văn phòng do có sai sót khi dự thảo thông báo thì sau khi dự thảo xong, người
dự thảo cần yêu cầu khách hàng đọc kỹ lại nội dung thông báo và tự chịu trách
nhiệm về nội dung thông báo khi quyết định ký tên đồng thời ghi âm, ghi hình lại
việc này.
Một thông báo cần
có đủ nội dung cần thiết như:
a) Quốc
hiệu, tiêu ngữ (bắt buộc nếu người gửi hoặc Bên đối lập là cơ quan, tổ chức
liên quan nhà nước).
b) Thông
tin chủ thể lập thông báo (ở góc trái trên cùng hoặc trình bày ngay dưới phần
ký gửi – Đối tượng gửi thông báo).
c) Tên
thông báo (không bắt buộc, tùy ngữ cảnh).
d) Số
hiệu thông báo (không bắt buộc nhưng cần thiết đặc biệt là thông báo của cơ
quan, tổ chức).
e) Thời
gian lập thông báo (bắt buộc).
f) Đối
tượng gửi thông báo (bắt buộc).
g) Lời
chào mở đầu (không bắt buộc nhưng là cần thiết để thể hiện sự lịch sự hoặc người
gửi thông báo đang đề nghị Bên đối lập hỗ trợ việc gì đó).
h) Căn
cứ lập thông báo (bắt buộc, có thể đưa vào phần đầu hoặc dẫn chiếu linh hoạt
trong nội dung thông báo)
i) Nội
dung sự việc (bắt buộc để thuật lại sự việc trước khi đưa ra một thông báo, yêu
cầu, đề nghị cụ thể).
j) Yêu
cầu, đề nghị cụ thể (nên đánh số từng yêu cầu).
k) Thời
gian, địa điểm thực hiện yêu cầu, đề nghị (cần chi tiết đến giờ và số nhà, địa
chỉ cụ thể).
l) Nếu
Bên đối lập không thực hiện thì chịu chế tài gì (kèm căn cứ)
m) Thông
tin liên hệ (cần có tên, địa chỉ nhà/trụ sở, số điện thoại, email nhận phản hồi)
n) Lời
chào kết (cần thiết để thể hiện sự lịch sự hoặc người gửi thông báo đang đề nghị
Bên đối lập hỗ trợ việc gì đó)
o) Chữ
ký của người lập thông báo và con dấu.
Địa chỉ đi thông báo
Sau khi đã xác định chủ thể cần gửi thông báo thì sẽ gửi
theo địa chỉ của chủ thể đó.
a)
Nếu
các bên có hợp đồng
- Gửi
theo địa chỉ trên hợp đồng nhưng cần lưu ý là theo địa chỉ liên hệ (và cần thiết
phải gửi thêm theo địa chỉ khác như trụ sở/cư trú, email, zalo điện thoại để chứng
minh sự thiện chí, nỗ lực gửi thông báo).
- Nếu
không có địa chỉ liên hệ thì gửi theo địa chỉ khác đã thể hiện trên hợp đồng
như địa chỉ trụ sở/cư trú và cần thiết gửi thêm theo địa email, zalo điện thoại
(nếu có).
- Nếu
Bên đối lập đã thông báo thay đổi địa chỉ thì phải gửi theo địa chỉ thay đổi.
- Đối
với tổ chức thì không gửi thông báo về địa chỉ nhà của người đại diện tổ chức
trừ khi tổ chức đó đã có văn bản chỉ định rõ ràng địa chỉ nhận thông báo là địa
chỉ đó.
b) Nếu
không có hợp đồng nhưng các bên đã có thư từ qua lại thể hiện địa chỉ liên hệ
thì gửi theo địa chỉ trên thư từ đó.
c) Nếu
không có hợp đồng và thư từ trao đổi từ trước thì gửi theo địa chỉ trên căn cước
công dân/chứng minh nhân dân/giấy tờ về cư trú/Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy
phép thành lập/Giấy đăng ký hoạt động.
d) Nếu
biết Bên đối lập đang có mặt tại một địa điểm khác ngoài nơi cư trú thì có thể
đến đó gửi thông báo.
- Nếu
họ nhận thì việc thông báo hoàn thành.
- Nếu
họ không nhận hoặc không có mặt thì có thể gửi bìa thư lại cho người khác tại địa
chỉ này giao lại giùm (nếu xác định Bên đối lập vẫn còn có mặt tại địa chỉ này,
ví dụ địa chỉ làm việc). Vi bằng trong trường hợp này có vai trò chứng minh nỗ
lực, thiện chí của khách hàng trong việc đi giao thông báo.
Để thông báo vào bìa thư để giao lại cho người nhà |
Thời điểm đi giao thông báo
a) Nếu
là Bên đối lập là tổ chức thì phải gửi thông báo trong giờ làm việc của tổ chức
đó (thông lệ là 08h – 17h) trừ tình huống khẩn cấp mà cần gửi thông báo càng sớm
càng tốt (ví dụ, sự cố công trường...).
b) Nếu
là cá nhân thì gửi thông báo trong giờ làm việc nếu nội dung thông báo liên
quan đến công việc hành chính hàng ngày.
c) Nếu
là cá nhân nhưng liên quan đến công việc cá nhân thì có thể gửi ngoài giờ làm
việc do xác suất gặp mặt trực tiếp Bên đối lập cao. Tuy vậy, theo thông lệ thì
không nên gửi thông báo lúc 22 giờ đến 06 giờ ngày hôm sau.
Thời gian báo trước trong thông báo
a) Đối
với việc thông báo mà hợp đồng hoặc pháp luật đã có quy định về thời gian tối
thiểu phải thông báo thì phải thực hiện theo. Vi phạm thời gian tối thiểu phải
thông báo có thể dẫn đến việc Tòa án nhận định là việc thông báo chưa hợp lệ.
Ví dụ, A có căn
nhà cho B thuê. Nay A rất muốn bán cho C và 2 bên đã thỏa thuận xong về mọi điều
kiện mua bán. Tuy vậy, theo Điều 127 Luật Nhà ở năm 2014 thì A cần phải thông
báo cho B và B có thời gian 30 ngày để quyết định.
Nếu ngày
01/10/2023, A giao thông báo nhưng nội dung thông báo chỉ cho B hạn cuối đến
ngày 10/10/2023 để quyết định và thực tế sau đó khi chưa nhận được phản hồi của
B mà A và C đã ký Hợp đồng mua bán ngày 11/10/2023 là trái Điều 127 Luật Nhà ở
năm 2014.
b) Đối
với việc thông báo mà hợp đồng hoặc pháp luật quy định phải thông báo trước “một
thời gian hợp lý” hoặc tương tự thì cần căn cứ vào nhiều yếu tố như yêu cầu
trong thông báo, khả năng của chủ thể nhận thông báo, thời gian thông thường để
hoàn thành yêu cầu, tình trạng mối quan hệ giữa hai bên tại thời điểm yêu cầu.
Ví dụ, với số nợ
100 triệu, bên vay là người sở hữu 05 nhà hàng hải sản đông khách thì 03 ngày
là thời gian hợp lý để yêu cầu người này trả hết nợ. Nhưng cũng số nợ là 100
triệu mà người cần trả là một công nhân ăn lương tháng 15 triệu/tháng và không
có tài sản gì khác thì cần thiết cho họ 03 tháng để xoay xở trả nợ là hợp lý.
Ví dụ, cũng là người
công nhân và số nợ 100 triệu nêu trên nhưng người này có nhà đất, ô tô và bên
cho vay cũng đã cho vay một thời gian dài, nhắc nợ nhiều lần mà không thấy trả
thì thời gian báo trước hợp lý có thể chỉ cần 07 ngày.
c) Đối
với việc thông báo mà hợp đồng hoặc pháp luật không có quy định về thời gian phải
thông báo thì cũng tuân theo nguyên tắc hợp lý tại Mục b nêu trên.
Các giấy tờ, hồ sơ khách hàng cần cung cấp
a) Nhóm
giấy tờ về chủ thể (bản chính/bản sao y bản chính):
- Căn
cước công dân/CMND/Hộ chiếu/Chứng minh sỹ quan quân đội (nếu khách hàng là cá
nhân); Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký hoạt động/Quyết định thành lập;
Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu/Chứng minh sỹ quan quân đội của người đại diện
theo pháp luật (nếu khách hàng là tổ chức).
- Giấy
tờ về ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền.
- Giấy
tờ về sự tham gia: Giấy giới thiệu.
b)
Nhóm
giấy tờ liên quan thông báo
- Thông
báo (bản chính).
- Hợp
đồng hoặc giấy tờ khác liên quan đến Thông báo (nếu có).
Tư vấn cho khách hàng hướng xử lý đối với các tình huống giao thông báo
a) Nếu
gặp đúng Bên đối lập và họ đồng ý nhận.
Chỉ cần giao là
hoàn thành xong công việc. Không cần người đó ký nhận hoặc phải trao đổi thêm
công việc gì.
b) Nếu
gặp đúng Bên đối lập và người này không đồng ý nhận.
Nên tiếp cận việc
giao thông báo bằng việc khách hàng đến trao đổi, nói chuyện với Bên đối lập.
Trong buổi nói chuyện, thì khách hàng nhân tiện đề cập việc gửi thông báo, nội
dung thông báo và Thừa phát lại ghi âm. Sau đó, gửi Thông báo lại cho người cần
giao hoặc trên bàn làm việc mà không nên nhấn mạnh việc giao thông báo, yêu cầu
họ ký nhận. Điều quan trọng trong vi bằng giao thông báo mà bị từ chối nhận là
việc khách hàng đã trao đổi rõ về nội dung thông báo cho Bên đối lập và có Thừa
phát lại ghi âm.
Nếu Bên đối lập
gay gắt, thể hiện việc từ chối nhận nhưng vẫn còn đứng ở đó để nói chuyện: Khách
hàng của Thừa phát lại cần ôn hòa trao đổi với Bên đối lập về nội dung thông
báo.
Ví dụ, khách hàng
nói “Em đại diện theo ủy quyền của anh Huỳnh Văn Hiếu đến giao thông báo cho chị
Vân Anh. Theo thông báo này thì Anh Hiếu đề nghị chị Vân Anh vào 09 giờ ngày 15/10/2023
có mặt tại Phòng công chứng số 3, TP. Hồ Chí Minh để ký Hợp đồng mua bán căn
nhà số 02 Tagore, Bình Thọ, Thủ Đức theo Hợp đồng đặt cọc ngày 31/08/2023 mà anh
Hiếu và chị Vân Anh đã ký kết. Em gửi chị Vân Anh thông báo (vừa nói vừa đưa
thông báo cho Bên đối lập để họ có ý kiến từ chối nhận cho Thừa phát lại ghi nhận)”.
Nếu Bên đối lập
gay gắt, thể hiện việc từ chối nhận và bỏ đi trước khi khách hàng kịp thông tin
nội dung thông báo thì khách hàng gửi lại 01 bản Thông báo trong bìa thư (nếu
trời mưa thì nên bọc trong bìa nilong) và để trong hòm thư/ qua khe cửa chính đồng
thời dán 01 bản lên cửa nhà (nếu cần thiết).
Trong tất cả
trường hợp Bên đối lập từ chối nhận thì cần nhắn tin nội dung cơ bản của Thông
báo qua số điện thoại Bên đối lập, gửi bản chụp Thông báo qua zalo để thể hiện
sự thiện chí, nỗ lực thông báo của khách hàng.
c) Nếu
không gặp được Bên đối lập, chỉ gặp người thân và người này đồng ý nhận thay
thì khách hàng xử lý như sau:
- Hỏi
tên của người thân, năm sinh;
- Hỏi
việc Bên đối lập đang có mặt ở địa chỉ này không;
- Hỏi
người thân có đồng ý nhận thay thông báo không;
- Gọi
điện cho bên đối lập (mở loa ngoài cho Thừa phát lại quay phim):
+ Nếu Bên đối lập có
bắt máy thì báo rằng mình đã đến địa chỉ x để giao thông báo và đề nghị Bên đối
lập có mặt để nhận; Thông tin có người thân tên gì có mặt và đã đồng ý nhận
thay; Bên đối lập có đồng ý để người thân nhận thay không.
+ Nếu Bên đối lập
không bắt máy, không liên lạc được thì vẫn tiếp tục các bước tiếp theo.
- Giao
thông báo cho người thân.
- Nhắn
tin điện thoại cho Bên đối lập về nội dung cơ bản của Thông báo, nhắn tin zalo
(kèm hình chụp thông báo) và thông tin việc đã gửi thông báo cho người thân.
d)
Nếu
không gặp được Bên đối lập, chỉ gặp người thân và người này không nhận thay.
- Hỏi
tên của người thân;
- Hỏi
việc Bên đối lập đang có mặt ở địa chỉ này không;
- Hỏi
người thân có đồng ý nhận thay thông báo không;
- Gọi
điện cho bên đối lập (mở loa ngoài cho Thừa phát lại quay phim):
+ Nếu Bên đối lập có
bắt máy thì báo rằng mình đã đến địa chỉ x để giao thông báo, có gặp người thân
nhưng người này từ chối nhận thay; đề nghị Bên đối lập có mặt để nhận.
+ Nếu Bên đối lập
không bắt máy, không liên lạc được thì vẫn tiếp tục các bước tiếp theo.
- Gửi
lại 01 bản Thông báo trong bìa thư (nếu trời mưa thì nên bọc trong bìa nilong)
và để trong trên bàn/hòm thư/qua khe cửa chính đồng thời dán 01 bản lên cửa
nhà.
- Nhắn
tin điện thoại cho Bên đối lập về nội dung cơ bản của Thông báo, nhắn tin zalo
(kèm hình chụp thông báo) và thông tin việc đã gửi thông báo tại nhà.
e)
Nếu
không gặp được Bên đối lập và không gặp người thân.
- Gọi
điện cho bên đối lập (mở loa ngoài cho Thừa phát lại quay phim):
+ Nếu Bên đối lập có
bắt máy thì báo rằng mình đã đến địa chỉ x để giao thông báo nhưng địa chỉ này
khóa cửa; đề nghị Bên đối lập có mặt để nhận.
+ Nếu Bên đối lập
không bắt máy, không liên lạc được thì vẫn tiếp tục các bước tiếp theo.
- Gửi
lại 01 bản Thông báo trong bìa thư (nếu trời mưa thì nên bọc trong bìa nilong)
và để trong hòm thư/ qua khe cửa chính đồng thời dán 01 bản lên cửa nhà (nếu cần
thiết).
- Nhắn
tin điện thoại cho Bên đối lập về nội dung cơ bản của Thông báo, nhắn tin zalo
(kèm hình chụp thông báo) và thông tin việc đã gửi thông báo tại nhà.
Để thông báo lại qua cửa căn nhà khi bên cần thông báo vắng mặt |
Thuận lợi, khó khăn trong quá trình lập vi bằng
Người tiếp nhận hồ sơ phải khai thác thông tin từ khách hàng và hồ sơ để đưa ra nhận định về sự thuận lợi, khó khăn trong quá trình lập vi bằng và định hướng giải pháp xử lý phù hợp:
a)
Địa
điểm lập vi bằng là nơi làm việc hay địa chỉ cư trú?
b)
Địa
điểm lập vi bằng có dễ tiếp cận hay là không?
c)
Thời
gian mà khách hàng cần đi giao thông báo có phù hợp hay không?
d)
Thái
độ của Bên đối lập là hợp tác hay chống đối?
e)
Bên
đối lập có khả năng có mặt tại địa điểm giao thông báo hay không?
f)
Địa
điểm giao thông báo thường có người ở đó không hay đóng cửa?
g)
Có
người nào khác ở địa điểm lập vi bằng để nhận thay Bên đối lập hay không?
h)
Người
trực tiếp đi giao thông báo có biết mặt Bên đối lập trước hay chưa?
i)
Bên
đối lập có biết tiếng Việt không?
j) Bên
đối lập có bị tác động, chịu sự ảnh hưởng mạnh của ai trong việc nhận thông báo
không?
Báo phí lập vi bằng và thụ
lý hồ sơ
Người
tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý báo phí theo nhu cầu của khách hàng:
a) Phí lập vi bằng trong giờ hành chính
b) Phí
lập vi bằng ngoài giờ hành chính
c) Phí lập vi bằng giao thông báo tại 1 hay
nhiều địa điểm bao gồm gửi kèm qua bưu điện (nếu có).
d) Phí
lập vi bằng giao thông báo nhưng kèm theo ghi nhận buổi nói chuyện, làm việc (đặc
biệt lưu ý là thường khách hàng sẽ tới nói chuyện với bên đối lập và muốn Thừa
phát lại ghi nhận phần nội dung nói chuyện đó trong vi bằng).
Phí phát sinh khi ghi
nhận thêm các hành vi liên quan khác (nếu có): Gọi điện, nhắn tin, gửi email.
Trên đây là những chia sẻ của Blog Thừa phát lại về việc tiếp nhận hồ sơ vi bằng giao thông báo theo những kinh nghiệm của cá nhân người viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến mọi người.
0 Nhận xét