Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng? Có được dùng flycam lập vi bằng?

Có được dùng flycam lập vi bằng?

Blog Thừa phát lại - Phương thức lập vi bằng, nội dung ghi nhận không đảm bảo về mặt an ninh, quốc phòng. Vi bằng có thể bị đề nghị hủy bỏ do vi phạm khoản 2 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP hoặc không được xem xét vì thiếu đi thuộc tính “hợp pháp” của chứng cứ.

Trong nghiệp vụ của mình, Thừa phát lại thường nhận được yêu cầu lập vi bằng về hiện trạng mặt bằng, công trình xây dựng. Ví dụ, vi bằng về hiện trạng nhà bàn giao trước khi cho thuê, hiện trạng công trình xây dựng dở dang, hiện trạng nhà Chủ đầu tư bàn giao nhưng chưa hoàn thiện... Đây là những chứng cứ hữu ích để dự phòng rủi ro, giúp các bên hòa giải hoặc sử dụng trong một vụ kiện ở Tòa án.

    Thông thường, Thừa phát lại chỉ cần trực tiếp sử dụng máy quay phim và quay, chụp hiện trạng là đủ hình ảnh mô tả đối tượng lập vi bằng. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống đặc thù mà Thừa phát lại không thể tiếp cận, cầm máy quay trên tay để có hình ảnh mô tả chính xác, đặc tả. Ví dụ, mái của một tòa nhà, hình ảnh tổng quan giao thông của một khu vực, hiện trạng một khu đất rừng, hiện trạng hang động, hình ảnh một buổi biểu diễn ca nhạc nhìn từ trên cao...

    Những lúc như vậy, cần thiết phải sử dụng một thiết bị bay không người lái (flycam) để chụp hình, quay phim. Tuy vậy, điều này cũng gặp phải những thách thức pháp lý nhất định.

    vi-bang-hien-trang-dung-flycam
    Hình minh họa dùng flycam lập vi bằng (Nguồn: Internet)

    Có cần được cấp phép để bay flycam?

    Flycam là các thiết bị bay không người lái nên chịu sự điều chỉnh của Nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79/2011/NĐ-CP). Theo đó, Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu là đơn vị có thẩm quyền cấp phép cho hoạt động bay (Điều 8 Nghị định 36).

    Như vậy, Thừa phát lại muốn sử dụng thiết bị bay không người lái phục vụ nghiệp vụ lập vi bằng cũng cần được cấp phép. Chậm nhất 07 ngày trước ngày thực hiện chuyến bay, Thừa phát lại phải xin phép Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu. Hồ sơ xin phép thực hiện theo Điều 9 Nghị định 36 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79).

    Thừa phát lại có phải trực tiếp bay flycam?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”. Để tuân thủ quy định này, khi Thừa phát lại đưa hình ảnh vào trong vi bằng thì cần kèm theo lời mô tả, giải thích cách thức, nguồn gốc mà Thừa phát lại có được hình ảnh đó.

    (1)  Nếu Thừa phát lại trực tiếp bay flycam thì Thừa phát lại mô tả trong vi bằng là các hình ảnh đó do Thừa phát lại trực tiếp ghi nhận được trong vi bằng.

    (2)  Nếu một bên thứ ba bay và Thừa phát lại chứng kiến việc họ bay, sau đó họ cung cấp cho Thừa phát lại thì cần mô tả bên thứ ba là ai, sử dụng thiết bị gì và mô tả hình ảnh này do bên thứ ba cung cấp cho Thừa phát lại đính kèm vi bằng. Trong trường hợp này, bên phải xin phép bay là bên thứ ba mà không phải Thừa phát lại.

    Như vậy, Thừa phát lại không nhất thiết phải là người sử dụng flycam. Tuy nhiên, nếu bên thứ ba bay thì cần lưu ý:

    (1)   Có thể bên đối lập sẽ phản bác tính chính xác của hình ảnh trong vi bằng. Bởi vì, các hình ảnh này do bên thứ ba cung cấp và Thừa phát lại không thể khẳng định các hình ảnh đó chính là hình ảnh của hiện trạng tại thời điểm Thừa phát lại lập vi bằng (tất nhiên, để hạ thấp rủi ro này, vẫn có giải pháp nhưng hẹn các bạn trong một bài viết khác).

    (2)  Thừa phát lại cần kiểm tra giấy phép bay flycam của bên thứ ba và đính kèm vi bằng.

    Nếu không có giấy phép bay thì có ảnh hưởng đến giá trị vi bằng?

    Mục đích cơ quan Nhà nước khi quản lý hoạt động bay là nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng. Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu sẽ từ chối cấp phép bay trong các trường hợp để bảo đảm an ninh, quốc phòng, an toàn hàng không và khi chưa được cung cấp đủ thông tin được quy định trong nội dung đơn đề nghị cấp phép bay (khoản 3 Điều 15 Nghị định 36).

    Không có giấy phép bay mà thực hiện chuyến bay vi phạm Điều 9 Nghị định 36 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79). Trong trường hợp này, phương thức lập vi bằng, nội dung ghi nhận không đảm bảo về mặt an ninh, quốc phòng. Vi bằng có thể bị đề nghị hủy bỏ do vi phạm khoản 2 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP hoặc không được xem xét vì thiếu đi thuộc tính “hợp pháp” của chứng cứ.

    flycam-thua-phat-lai-lap-vi-bang
    Một Thừa phát lại của VP Thừa phát lại Miền Nam đang hỗ trợ khách hàng lập vi bằng hiện trạng rẫy tiêu, cafe

    Người điều khiển flycam có cần bằng cấp, chứng chỉ gì không?

    Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 36 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79) thì hồ sơ đề nghị cấp phép bay của máy bay không người lái bao gồm:

    (1)  Đơn đề nghị cấp phép bay;

    (2)  Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;

    (3)  Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.

    Căn cứ vào quy định trên thì có thể suy luận rằng, việc bay flycam không bắt buộc phải có bất kỳ bằng cấp, chứng chỉ nào.

    Xử phạt vi phạm bay flycam

    Căn cứ Điều 16 Nghị định số 36 thì các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sử dụng máy bay không người lái, tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

    Về trách nhiệm hành chính, căn cứ tại điểm đ, h, i, k khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cá nhân, tổ chức thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

    (1)  Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;

    (2)  Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;

    (3)  Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

    (4)   Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay.

    Về trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi điều khiển tàu bay không người lái và gây ra một số hậu quả như gây chết người, gây thương tích, gây ra thiệt hại về tài sản,... tùy vào tính chất và mức độ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù thấp nhất là 01 năm và cao nhất là 20 năm (Điều 277, Điều 278 BLHS năm 2015).

    Tác giả: TPL Đức Hoài

    Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *