Blog Thừa phát lại - Vừa qua báo Thanh Niên Online có bài viết của tác giả Ngân Nga liên quan đến các công việc cần làm với hàng xóm trước và trong quá trình thi công. Chủ đề này liên quan đến sự hỗ trợ của Thừa phát lại. Chuyên gia tư vấn là ông Huỳnh Nhật Trường - Trưởng VP Thừa phát lại Miền Nam. Blog Thừa phát lại xin đăng lại bài viết để mọi người tham khảo:
Nội dung câu hỏi
"Tôi dự định đập căn nhà hiện
tại để xây nhà mới. Tôi thấy 2 căn nhà hàng xóm sát vách đã cũ, yếu và xuống cấp
nên tôi khá lo lắng, sợ khi xây dựng có thể làm nứt tường, hoặc hư hỏng nhà họ.
Để tránh bị bắt đền oan, trước khi xây nhà, tôi cần phải làm gì nhằm chứng minh
rằng những lỗi ấy chưa chắc gì do tôi xây nhà gây ra? Nhờ báo tư vấn giúp
tôi".
Lo ngại và thắc mắc nêu trên là của
bạn đọc Thế Quỳnh.
Chuyên gia tư vấn
Ông Huỳnh Nhật Trường, Trưởng văn
phòng Thừa phát lại Miền Nam tư vấn, theo điều 174 bộ luật Dân sự, bạn phải bảo
đảm an toàn và không được xâm phạm quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Chủ sở hữu nhà phải bồi thường
thiệt hại nếu quá trình thi công gây thiệt hại cho người khác. Còn nếu người
thi công có lỗi khi để việc thi công nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại
thì phải liên đới bồi thường (theo điều 605 bộ luật Dân sự).
Nhà hàng xóm đã xuống cấp nên khi
bạn xây nhà sẽ dễ dẫn đến nứt, sụt, lún, sập nhà của họ. Do đó, để hạn chế thiệt
hại, trước khi tiến hành tháo dỡ nhà cũ, xây nhà mới, bạn có thể thực hiện các
bước sau đây:
Chuyên gia tư vấn Huỳnh Nhật Trường |
Bước 1, bạn cần làm việc với hàng
xóm để thông báo về việc thi công và thỏa thuận sẽ bồi thường nếu có gây thiệt
hại.
Bước 2, nếu hàng xóm đồng ý, bạn
có thể yêu cầu thừa phát lại đến lập vi bằng ghi nhận toàn bộ hiện trạng căn
nhà của họ. Còn nếu họ không cho vào nhà thì có thể lập vi bằng hiện trạng bên
ngoài căn nhà.
Bước 3, trong quá trình xây dựng,
nếu xảy ra sự cố cho nhà hàng xóm, nếu hai bên thương lượng được thì quá tốt.
Trường hợp bên kia không đồng ý thì bạn cũng có thể đề nghị thừa phát lại lập
vi bằng ghi nhận hiện trạng sự cố và buổi làm việc giữa các bên về thỏa thuận bồi
thường (nếu có).
Trong trường hợp cần thiết, bạn
cũng có thể thỏa thuận với nhà hàng xóm thuê đơn vị có năng lực khảo sát, kiểm
định, giám định xây dựng; thực hiện chằng chéo, gia cố nhà hàng xóm trước và
trong quá trình bạn thi công. Nếu họ không hợp tác, dẫn đến nhà họ bị thiệt hại
thì đây có thể là căn cứ xác định lỗi thuộc về bên nào. Theo đó, tùy trường hợp
bạn sẽ không phải bồi thường hoặc được giảm trách nhiệm bồi thường (theo điều
584 và điều 585 bộ luật Dân sự).
Nguồn: Thanh Niên Online (Tiêu đề do người đăng đặt lại)
0 Nhận xét