Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02] Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02]

Đề thi kỹ năng lập vi bằng của Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp [Mã số 02]

Blog Thừa phát lại - Tuy vi bằng được lập dưới hình thức ghi nhận buổi làm việc nhưng nội dung vi bằng là việc Thừa phát lại chứng kiến các bên xác nhận nội dung chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân, một giao dịch thuộc thẩm quyền của công chứng hoặc chứng thực (điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013). Do đó, Thừa phát lại lập vi bằng là vi phạm khoản 4 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Dưới đây là một đề thi mà Blog Thừa phát lại sưu tầm được và giải cho các bạn tham khảo. Lưu ý, tại thời điểm giải đề này, Blog Thừa phát lại không có đáp án của Học viện và bài giải dưới đây chỉ để tham khảo. Các anh, chị cân nhắc trước khi áp dụng.

de-thi-vi-bang-thua-phat-lai
Đề thi vi bằng Thừa phát lại (nhấp vào hình để phóng to)

    Câu 1: Ý kiến tại đề bài là sai bởi vì:

    Thứ nhất, không phải Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận tất cả các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà có những trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

    Thứ hai, Thừa phát lại được lập vi bằng trên phạm vi toàn quốc chứ không bị giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ nơi VPTPL đặt trụ sở.

    Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

    Câu 2: Bình luận các phương án trao đổi

    Phương án 1:

    - Xét về đối tượng lập vi bằng: Buổi nói chuyện là đối tượng Thừa phát lại được phép lập vi bằng theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    - Xét về mục đích xác lập chứng cứ vay tiền: Có thể B khi thấy Thừa phát lại, bên thứ ba mà đề phòng không thừa nhận khoản vay của B.

    Do đó, phương án này không khả thi.

    Phương án 2:

    - Xét về đối tượng lập vi bằng: Việc trích xuất nội dung file ghi âm là đối tượng Thừa phát lại được phép lập vi bằng theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    - Xét về mục đích xác lập chứng cứ vay tiền: B có thể chưa đề phòng A mà có thể nói chuyện thoải mái, thừa nhận việc vay tiền.

    Do đó, phương án này khả thi.

    Phương án 3:

    - Xét về đối tượng lập vi bằng: Việc ghi nhận tin nhắn trên điện thoại chính chủ của người yêu cầu là đối tượng Thừa phát lại được phép lập vi bằng theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    - Xét về mục đích xác lập chứng cứ vay tiền: Nếu không gặp mặt nói chuyện mà nhắn tin với nội dung rất nghiêm túc như một hợp đồng vay tiền thì B sẽ đề phòng và không nhắn tin trả lời xác nhận.

    Do đó, phương án này không khả thi.

    Phương án 4:

    - Xét về đối tượng lập vi bằng: Việc ghi nhận lời trình bày là đối tượng là đối tượng Thừa phát lại được phép lập vi bằng theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    - Xét về mục đích xác lập chứng cứ vay tiền: Đó là lời trình bày một phía của A (bên có quyền) mà khÔng Aó sự thừa nhận có B (bên có nghĩa vụ) nên khÔng Aó giá trị chứng minh B có vay tiền của A.

    Do đó, phương án này không khả thi.

    Câu 3: Lập vi bằng ghi nhận nội dung tin nhắn

    VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                           X                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

             Số: 123/2023/VB-TPL                

                                                            VI BẰNG

    Vào hồi 09 giờ 00 ngày 17 tháng 9 năm 2023, tại trụ sở VP Thừa phát lại X, địa chỉ 123 đường A, ấp B, xã T, huyện C, thành phố N.

    Chúng tôi gồm: (1)

    Ông (bà): Hoàng Đức H, chức vụ: Thừa phát lại,

    Người yêu cầu lập vi bằng:

    Ông: Nguyễn Văn A

    Địa chỉ: 111 Điện Biện Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Số CCCD: 324424223444 cấp ngày: 01/01/2022 bởi: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

    Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:

    Ghi nhận nội dung tin nhắn trên điện thoại.

    Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng:

    Vào hồi 09 giờ 00 ngày 17 tháng 9 năm 2023, ông Nguyễn Văn A có mặt tại trụ sở Văn phòng Thừa phát lại X, địa chỉ 123 đường A, ấp B, xã T, huyện C, thành phố N như hình dưới đây:

    Hình

    Ông A cung cấp một chiếc điện thoại nhãn hiệu “SamSung” như hình dưới đây và đề nghị Thừa phát lại ghi nhận nội dung tin nhắn trên điện thoại:

    Hình

    Thừa phát lại khởi chạy trình quay phim màn hình sẵn có trên điện thoại này như sau:

    Hình

    Tiếp đến, Thừa phát lại tiến hành kiểm tra thông tin của điện thoại này bằng cách truy cập các mục “Cài đặtThông tin điện thoại “Thông tin phần mềm” và ghi nhận được giao diện như sau:

    Hình

    Thừa phát lại truy cập vào ứng dụng “Lịch” trên màn hình điện thoại, Thừa phát lại ghi nhận được giao diện như sau:

    Hình

    Thừa phát lại kiểm tra thông tin số điện thoại mà điện thoại này đang sử dụng bằng cách truy cập các mục “Cài đặtMạng di động “Quản lý sim” và ghi nhận được giao diện như sau:

    Hình

    Thừa phát lại sử dụng điện thoại này gọi đến số điện thoại “0906311132” mà Thừa phát lại đang sử dụng và ghi nhận điện thoại của Thừa phát lại báo cuộc gọi đến từ số điện thoại “0357133132”:

    Hình

    Tiếp đến, Thừa phát lại truy cập vào biểu tượng “Tin nhắn” như sau:

    Hình

    Trên giao diện nhận được, Thừa phát lại truy cập vào mục tin nhắn tên “A. Thân lắm Thân Ai Nấy Lo” và ghi nhận được các tin nhắn như sau:

    Hình

    Trên đây là các ghi nhận của Thừa phát lại. Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc 11 giờ 00 phút, ngày 17 tháng 09 năm 2023.

    Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

    Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):

    - CCCD ông A;

    - Đĩa vi tính chứa các hình ảnh, video Thừa phát lại ghi nhận được trong quá trình lập vi bằng.

    Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản cÔng Ahứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

    Vi bằng này được lập thành 03 bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc 15 giờ 00 phút, ngày 18 tháng 09 năm 2023, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.

    THƯ KÝ NGHIỆP VỤ
                   (Ký, ghi rõ họ tên)               

    THỪA PHÁT LẠI
    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

    NGƯỜI THAM GIA
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

    Câu 4: Nhận xét hành vi sửa lỗi của Thừa phát lại

    Thứ nhất, Thừa phát lại cần xác định là lỗi đó là lỗi kỹ thuật hay lỗi nội dung. Nếu là lỗi kỹ thuật thì mới tiến hành sửa lỗi.

    Thứ hai, nếu xác định là lỗi kỹ thuật thì Thừa phát lại không lập văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính như đề bài vì đây là hành vi sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định và sẽ bị phạt hành chính từ 3 triệu-7 triệu theo điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.

    Căn cứ Điều 41 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại. Thừa phát lại gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho anh A và Sở Tư pháp tỉnh H.

    Câu 5: Nhận xét từng hành vi của Thừa phát lại

    Hành vi 1: Lập văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng của A, B và có chữ ký Thừa phát lại.

    Việc Thừa phát lại chứng kiến, ký tên vào văn bản thỏa thuận này là trái với thẩm quyền tại Điều 3 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

    Hành vi 2: Lập vi bằng ghi nhận việc A, B đọc nội dung văn bản thỏa thuận nhất trí nội dung và đính kèm văn bản thỏa thuận này vào vi bằng

    Tuy vi bằng được lập dưới hình thức ghi nhận buổi làm việc nhưng nội dung vi bằng là việc Thừa phát lại chứng kiến các bên xác nhận nội dung chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân, một giao dịch thuộc thẩm quyền của công chứng hoặc chứng thực (điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013). Do đó, Thừa phát lại lập vi bằng là vi phạm khoản 4 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

    Thửa đất của A chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng Thừa phát lại vẫn lập vi bằng chứng kiến các bên xác nhận nội dung chuyển nhượng như trên cũng vi phạm khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

    Hành vi 3: Lập vi bằng B trả tiền mua đất cho A

    A chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng chuyển nhượng cho B là trái quy định tại điểm a khoản 1 Điều 188 Luật đất đai. Thừa phát lại biết rõ việc này nhưng vẫn lập vi bằng giao nhận tiền đễ thực hiện giao dịch này là vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

    Ngoài ra, các hành vi nêu trên của Thừa phát lại có thể bị xử phạt hành chính 10-15 triệu theo điểm đ, e, g khoản 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.

    Câu 6: Những nội dung Thừa phát lại cần giải thích để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chị B.

    Thứ nhất, việc C và chị B truy cập điện thoại của A để đọc trộm tin nhắn là trái pháp luật:

    Bí mật thư tín, điện thoại là quyền cơ bản của công dân; không ai được thu giữ trái luật thư tín, điện thoại của người khác (Điều 21 Hiến pháp năm 2013). Điều 38 BLDS cũng quy định việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

    Mặc dù A có dấu hiệu vi phạm nghĩa vụ của người chồng trong quan hệ hôn nhân nhưng tin nhắn trên điện thoại vẫn là đời sống riêng tư, bí mật của A. Việc tự ý thu thập, lưu giữ lại những thông tin này mà không được sự đồng ý của A là vi phạm pháp luật. Tùy mức độ mà chị B có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 159 BLHS 2015.

    Thứ hai, yêu cầu lập vi bằng tin nhắn điện thoại của chị B

    Do hành vi của chị B là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân nên Thừa phát lại sẽ từ chối lập vi bằng (khoản 3 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP).

    Để chứng minh yếu tố lỗi trong hôn nhân, chị B có thể thu thập thêm chứng cứ như: Lời trình bày của C (con) hoặc những người thân khác trong gia đình; chụp hình, quay phim cảnh chồng bạn có cử chỉ thân mật nhiều lần với người khác; ghi âm, ghi hình lại lời nói của người chồng thừa nhận việc ngoại tình; gặp người phụ nữ đang mang thai với chồng bạn để đối chất...

    Thừa phát lại có thể hỗ trợ lập vi bằng buổi làm việc, vi bằng trích xuất video, file ghi âm... tùy theo từng tình huống chị B yêu câu.

    Thứ ba, giả định chị B đang có ý định ly hôn với A và nhờ Thừa phát lại tư vấn

    Việc A ngoại tình, có con riêng với người khác có dấu hiệu của hành vi chung sống như vợ chồng với người khác và A có thể bị xử phạt hành chính theo điểm b Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020 hoặc bị xử lý hình sự theo Điều 182 BLHS 2015.

    Việc A có con riêng với người khác trong thời kỳ hôn nhân cũng là dấu hiệu A vi phạm nghĩa vụ chung thủy của người chồng, có lỗi trong hôn nhân dẫn đến B có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình.

    Do chồng chị B có lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng nên đây là điểm có lợi cho chị khi Tòa chia tài sản chung (điểm d khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình).

    Tham khảo nguyện vọng của C muốn ở với ai trước khi ra Tòa án.

    Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

    Đăng nhận xét

    1 Nhận xét

    Sắp xếp theo
    1. admin có thể giải một số đề kỹ năng thi hành án dân sự của Thừa phát lại được không ạ

      Trả lờiXóa

    Liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *