Blog Thừa phát lại - Về cơ bản, quy trình, thủ tục lập vi bằng của Thừa phát lại trải qua 06 bước sau đây:
(1) Tiếp nhận yêu cầu:
Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, kiểm tra các giấy tờ, hồ sơ có liên quan và đánh giá yêu cầu đó có thuộc trường hợp được lập vi bằng hay không.
(2) Thỏa thuận dịch vụ và ký hợp đồng dịch vụ:
Trường hợp yêu cầu của khách hàng thuộc thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại, VP Thừa phát lại sẽ thỏa thuận với khách hàng phạm vi sự kiện, hành vi, thời gian, địa điểm, chi phí lập vi bằng và các vấn đề khác. Sau khi thống nhất, các bên ký Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng.
Tham khảo bài viết "Phí lập vi bằng của Thừa phát lại là bao nhiêu?"
(3) Lập vi bằng tại hiện trường:
Thừa phát lại trực tiếp quan sát, chứng kiến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Các thao tác ghi chép, ghi âm, chụp hình, quay phim, đo đạc sẽ được thực hiện nhằm thu thập thông tin lập vi bằng.
(4) Hoàn thiện vi bằng:
Các Thừa phát lại sẽ chuyển tải các thông tin đã ghi nhận tại hiện trường vào vi bằng. Vi bằng sẽ được Thừa phát lại, người yêu cầu và người tham gia ký tên, đóng dấu văn phòng Thừa phát lại.
Tác giả đang lập vi bằng ghi nhận nội dung trên điện thoại |
Nếu lập vi bằng tại trụ sở VP Thừa phát lại thì Bước 3 và Bước 4 sẽ được thực hiện đồng thời (nếu vi bằng đơn giản).
(5) Đăng ký vi bằng:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, văn phòng gửi vi bằng đến Sở Tư pháp nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký.
(6) Bàn giao và lưu trữ: Thừa phát lại bàn giao vi bằng cho khách hàng và chuyển văn thư lưu trữ hồ sơ.
0 Nhận xét