Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật

Lần đầu tiên vi bằng được đề cập đến trong một luật

Blog Thừa phát lại – Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền sử dụng dịch vụ thừa phát lại để lập vi bằng ghi nhận việc niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và ghi nhận quá trình thu giữ tài sản đảm bảo.

Đó là nội dung của Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận. Nếu được thông qua, có thể nói đây là luật đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện tại có đề cập trực tiếp đến chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại. Điều này cho thấy, các nhà làm luật ngày càng đánh giá cao vai trò làm chứng của Thừa phát lại, một công cụ giúp cá nhân, tổ chức xác lập chứng cứ, đảm bảo an toàn trong giao dịch.

thừa phát lại thu giữ tài sản bảo đảm
Một Thừa phát lại đang hỗ trợ khách hàng thu giữ tài sản bảo đảm
(Nguồn: Blog Thừa phát lại)


Quay trở lại thời điểm năm 2015, khi Quốc hội nhấn nút thông qua chủ trương áp dụng chính thức chế định Thừa phát lại trên cả nước đồng thời cũng thông qua Bộ luật tố tụng dân sự mới. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự này không đề cập trực tiếp đến vi bằng của Thừa phát lại dù đây là một tài liệu được chính thức thừa nhận là “chứng cứ” trong các Nghị định về Thừa phát lại có hiệu lực tại thời điểm đó.

Đã 08 năm trôi qua kể từ thời điểm Thừa phát lại được áp dụng chính thức, đã có nhiều luật được ban hành nhưng theo tìm hiểu của Đức Hoài thì chưa có luật nào đề cập đến vi bằng của Thừa phát lại.

Trở lại nội dung Dự thảo, Điều 189 quy định:

Khoản 3:

3. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau đây:

a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;

b) Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;

c) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền sử dụng dịch vụ thừa phát lại để lập vi bằng ghi nhận việc niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

d) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm hoặc phương thức khác theo thỏa thuận của các bên”.

Khoản 5:

"b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu sử dụng dịch vụ thừa phát lại để lập vi bằng ghi nhận việc thu giữ tài sản bảo đảm.

Biên bản thu giữ quy định tại điểm a Khoản này hoặc vi bằng là tài liệu thay thế biên bản bàn giao tài sản trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản".

Các quy định này không mới bởi nó đã từng được quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chỉ bổ sung thêm “quyền” sử dụng dịch vụ Thừa phát lại để lập vi bằng. Trên thực tế, có khả năng các tổ chức tín dụng sẽ đề nghị Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi quy định tại điểm c và điểm d nêu trên tức sẽ phát sinh 03 sự kiện cần lập vi bằng. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng sẽ yêu cầu Thừa phát lập vi bằng ghi nhận quá trình thu giữ tài sản bảo đảm, kiểm kê, di dời tài sản. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các Văn phòng Thừa phát lại hành nghề.

Xem toàn văn Dự thảo tại đây

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *