Blog Thừa phát lại – Qua thông tin cập nhật từ Báo Pháp luật và Xã hội, ông Phạm Anh Dũng, Trưởng văn phòng thừa phát lại Việt Hưng đã chia sẻ những trăn trở của mình về nghề Thừa phát lại. Blog Thừa phát lại xin trích đăng lại nội dung bài viết để Quý đọc giả tham khảo:
Mặc dù được Nhà nước giao cho
thực hiện 4 công việc nhưng đến thời điểm hiện tại, các văn phòng thừa phát lại
ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung chủ yếu thực hiện lập vi bằng, một số
ít văn phòng thực hiện tống đạt.
Trao đổi với PV, ông Phạm Anh
Dũng, Trưởng văn phòng thừa phát lại Việt Hưng cho biết, thừa phát lại có chức
năng chính đó là thực hiện 4 công việc như: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu
của các cơ quan thi hành án dân sự, tòa án, viện kiểm sát; Lập vi bằng theo yêu
cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu
của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Tổ chức thi hành các
bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của bên được thi hành án.
Theo Nghị định số 08/2020,
Chính phủ đã ký ban hành giao quyền cho thừa phát lại tổ chức thực hiện và tác
nghiệp 4 công việc trên khi khách hàng yêu cầu. Như vậy, khách hàng có quyền
lựa chọn giữa tổ chức là cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức dịch vụ thừa phát lại
được Nhà nước giao quyền để thực hiện 4 công việc nêu trên.
Ông Phạm Anh Dũng - Trưởng văn phòng thừa phát lại Việt Hưng |
Ông Dũng cho biết thêm, thừa
phát lại ra đời đã và đang củng cố, mang lại niềm tin cho khách hàng, với mục
đích giảm tải cho cơ quan thi hành án dân sự, tòa án, viện kiểm sát để các thẩm
phán, điều tra viên, thư ký, chấp hành viên, thư ký tập trung vào việc chính,
hoàn tất các thủ tục tố tụng, cáo trạng đảm bảo chính xác, đúng người đúng tội.
Tập trung thi hành các bản án thu ngân sách với số tiền lớn.
Ông Dũng nêu quan điểm, đối với
công việc tống đạt có 2 hình thức nhưng thực tế việc tống đạt qua bưu điện chất
lượng không cao, dễ thất lạc và gặp nhiễu cho việc mở phiên tòa xét xử, hoặc
khó cho biện pháp kê biên, phát mại, xử lý tài sản,... Do đó, giao việc cho
thừa phát lại sẽ đảm bảo được việc tống đạt đến tận tay người nhận, không ảnh
hưởng đến quá trình xét xử, truy tố, thi hành án, xử lý thu hồi tài sản của bên
phải thi hành án,…
Đối với lĩnh vực lập vi bằng
đây là lĩnh vực rất quan trọng, cho phép mỗi người thiết lập chứng cứ về một sự
việc thực tế. Thừa phát lại có thể được cá nhân hoặc tổ chức, tổ chức xã hội
trực tiếp yêu cầu lập vi bằng. Vi bằng được ký từng trang, điểm chỉ và có hình
ảnh kèm theo khi thừa phát lại tác nghiệp. Với vai trò này, thừa phát lại rất
quan trọng vì nó cho phép người yêu cầu xác lập được chứng cứ vào ngày, giờ cụ
thể nhất định và là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét quyết định.
Đối với công việc tổ chức thi
hành án, thừa phát lại sẽ giúp giảm tải được công việc cho chấp hành viên bởi
lẽ khối lượng công việc của mỗi chấp hành viên từ 200-300 vụ, ở những thành phố
lớn, mỗi chấp hành viên có thể lên đến 400-500 vụ. Ngày nay, kinh tế thị trường
phát triển, nhiều vụ án lớn xảy ra và đòi hỏi phải thu ngân sách lớn nên chấp
hành viên, thư ký phải đầu tư quỹ thời gian lớn để hoàn thành công việc. Ví dụ
vụ án có đến vài trăm người bị hại thì chấp hành viên phải mất nhiều thời gian
lên danh sách người bị hại, tính theo tỷ lệ số tiền người được thi hành án được
nhận (tiền do cơ quan điều tra thu giữ của bị cáo),…
Với khối lượng công việc nhiều,
các chấp hành viên không thể xử lý hết các vụ việc khác sẽ dẫn tới bị bỏ bê,
không thường xuyên xử lý. Do đó, nên giao các vụ việc thi hành án nhỏ, dân sự
cho văn phòng thừa phát lại thực hiện để giảm tải công việc cho các chấp hành
viên, có thời gian tập trung vào các vụ án lớn, thu tài sản lớn.
Về việc xác minh điều kiện thi
hành án do chấp hành viên thực hiện sẽ phù hợp với các khoản thu ngân sách Nhà
nước còn cái bồi thường thiệt hại, thanh toán hợp đồng giữa công dân với công
dân, giữa các tổ chức Nhà nước,… thì nên để cho thừa phát lại đi xác minh tài
sản của bên phải thi hành án.
Để thực sự thực hiện đầy đủ 4
công việc do Chính phủ giao quyền cho các văn phòng thừa phát lại, thừa phát
lại thì rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cả hệ thống chính trị. Trong đó,
có các cơ quan tố tụng bao gồm: Tòa án, kiểm sát, thi hành án.
“Với góc độ là thừa phát lại,
trưởng văn phòng, tôi mong muốn các cơ quan Nhà nước cần trao nhiều công việc
hơn nữa cho các văn phòng thừa phát lại để thực hiện 4 công việc mà Chính phủ
giao”, ông Dũng nhấn mạnh.
0 Nhận xét