Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào? Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào?

Sửa lỗi vi bằng sai bị xử lý như thế nào?

Blog Thừa phát lại - Cho tôi hỏi Thừa phát lại sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định thì bị xử lý như thế nào? (danhhoang…@gmail.com).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng như sau:

Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng

1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.

2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.

3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.

Theo quy định trên, khi sửa lỗi kỹ thuật vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.

sửa lỗi vi bằng bị sai
Hình minh họa (Nguồn: Internet)

Thừa phát lại sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại như sau:

Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại

...

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thẻ thừa phát lại;

b) Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định;

c) Hướng dẫn tập sự hành nghề thừa phát lại khi không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định;

d) Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề thừa phát lại không đúng quy định.

...

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

...

4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.

...

Theo đó, Thừa phát lại sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Trong trường hợp này, Thừa phát lại sẽ không bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Thừa phát lại sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra

...

5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

...

Như vậy, Thừa phát lại sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền tối đa là 7.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt người này.

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *