Blog Thừa phát lại - Độc giả lexuan....@gmail.com gửi câu hỏi đến Blog Thừa phát lại và thắc mắc một số nội dung liên quan đến việc cấp bản sao vi bằng. Trong bài viết này, Blog Thừa phát lại sẽ giải đáp thắc mắc về việc cấp bản sao vi bằng.
Trường
hợp nào được xin cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản
chính?
Căn
cứ Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp bản sao vi bằng
1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Theo
đó, việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại giữ bản chính chỉ thực
hiện trong 02 trường hợp:
-
Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng
phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
-
Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan
đến vi bằng đã được lập.
Phí cấp bản sao vi bằng (Hình minh họa) |
Mức
phí cấp bản sao vi bằng hiện nay là bao nhiêu?
Theo
quy định tại Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp bản sao vi bằng
1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Theo
đó, trường hợp cấp bản sao vi bằng theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng,
người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập sẽ thu chi phí cấp bản
sao vi bằng.
Phí
cấp bản sao vi bằng quy định như sau: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở
lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Trường
hợp cấp bản sao theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc
cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng thì Văn
phòng Thừa phát lại có trách nhiệm thực hiện và sẽ không thu phí.
Việc
sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được quy định như thế nào?
Theo
quy định tại Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.
2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.
Theo
đó, khi có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà
việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi
bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.
Thừa
phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần
sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo
chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.
0 Nhận xét