[TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 [TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3

[TB] Tuyển sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3

Blog Thừa phát lại - Học viện tư pháp thông báo chiêu sinh Lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 năm 2023 theo phương thức trực tuyến kết hợp tập trung.

Ngày 6/3/2023 Học viện Tư pháp đã có Thông báo 238/TB-HVTP năm 2023 tuyển sinh Lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 năm 2023.

Theo Thông báo 238/TB-HVTP thì nội dung chương trình bồi dưỡng lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại sẽ theo Chương trình bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được ban hành kèm theo Quyết định số 2339/QĐ-BTP ngày 24/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

1.    Thời lượng, thời gian, địa điểm tổ chức:

Thời lượng bồi dưỡng: 03 tháng/01 khóa (bao gồm thời gian học, viết tiểu luận/thi tốt nghiệp cuối khóa và đi thực tế tại các Văn phòng Thừa phát lại, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự).

2.    Thời gian và phương thức dự kiến tổ chức lớp học cụ thể như sau:

a)    Ngày nhập học dự kiến: 08h00 ngày 23/7/2023

b)   Ngày khai giảng dự kiến: 08h00 ngày 29/7/2023

c)    Thời gian học: Học vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần

d)   Phương thức, địa điểm học

- Học trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams

- Thi tập trung tại trụ sở Học viện Tư pháp tại Hà Nội hoặc Cơ sở tại phố Hồ Chí Minh (theo đăng ký).

- Đi thực tế trực tiếp tại các Văn phòng Thừa phát lại, cơ quan thi hành án dân sự, Toà án, Viện Kiểm sát.

tuyển sinh bồi dưỡng thừa phát lại
Hình minh họa (Nguồn internet)

Đối tượng và số lượng chiêu sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát khóa 3 năm 2023?

Căn cứ theo Thông báo 238/TB-HVTP năm 2023 có nêu rõ đối tượng và số lượng chiêu sinh lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại như sau:

Đối tượng lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân luật trở lên;

- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; Luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; Thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; Thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; Thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.

Các đối tượng khác có nhu cầu tham gia bồi dưỡng về kỹ năng hành nghề thừa phát lại (không cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng).

Số lượng chiêu sinh: Dự kiến 50 học viên/lớp

Học phí và lệ phí của lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 năm 2023 là bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký tham gia lớp học gồm những gì?

Tại Thông báo 238/TB-HVTP năm 2023 có nêu rõ về học phí và lệ phí của lớp bồi dưỡng nghề Thừa phát lại khóa 3 năm 2023 như sau:

Học phí:

- Lớp tại Hà Nội: 9.200.000 đồng/01 khóa học.

- Lớp tại TP. Hồ Chí Minh: 10.000.000 đ/01 khoá học.

Lưu ý: Chỉ nộp học phí sau khi có tên trong Danh sách trúng tuyển theo Thông báo của Học viện Tư pháp.

Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng/hồ sơ

Đồng thời tại Thông báo 238/TB-HVTP năm 2023 có nêu rõ hồ sơ đăng ký tham gia lớp học bao gồm:

- Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại (theo mẫu có dán 02 ảnh 4cmx6cm);

- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu), dán ảnh 4cm x 6cm có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao Bằng cử nhân Luật trở lên có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền;

- Giấy tờ chứng minh là đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, cụ thể:

+ Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên, Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Thẻ chấp hành viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

+ Chứng chỉ hành nghề luật sư, Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, Thẻ luật sư, Thẻ công chứng viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên;

+ Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng tiến sĩ luật. Trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự; thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

+ Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Xem toàn bộ Thông báo 238/TB-HVTP năm 2023: Tại đây

Nguồn: thuvienphapluat

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *