Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn

Thừa phát lại là hướng đi xã hội hóa đúng đắn

Blog Thừa phát lại - Việc thực hiện chế định thừa phát lại sẽ bảo đảm môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo các giao dịch dân sự, kinh tế đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia các quan hệ này.

Sáng 25/2, Thường trực HĐND TP phối hợp Sở Tư pháp và Đài Tiếng nói nhân dân TP (VOH) tổ chức chương trình phát thanh trực tiếp “Đối thoại cùng chính quyền TP” tháng 2 với chủ đề “Công tác Thừa phát lại trên địa bàn TPHCM”.

Hoạt động của Thừa phát lại góp phần tạo môi trường ổn định cho hoạt động kinh doanh

Tại chương trình, các đại biểu cho rằng, thời gian qua hoạt động của Thừa phát lại đã góp phần thúc đẩy ổn định, trật tự trong giao lưu dân sự, kinh tế thông qua hoạt động lập vi bằng, tạo lập chứng cứ giúp chủ động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cho hoạt động xét xử của tòa án; đồng thời, xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại cho thấy những thông tin về điều kiện thi hành án của đương sự do Thừa phát lại cung cấp đã giúp bảo vệ kịp thời lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giúp cơ quan thi hành án có thêm cơ sở đưa ra các phương thức tổ chức thi hành án phù hợp.

thua phat lai voh
Khách mời chương trình

Bên cạnh đó, hoạt động tống đạt văn bản của Thừa phát lại đã giúp giảm tải đáng kể cho các cơ quan Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự để các cơ quan này có nhiều thời gian, nhân lực tập trung vào công tác xét xử và thi hành án.

Đối với người dân, tổ chức, các đại biểu cho rằng, với sự hiện diện của các Văn phòng Thừa phát lại bên cạnh hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự của Nhà nước, người dân đã có thể hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn cơ quan, tổ chức để thi hành án một cách thích hợp và hiệu quả nhất; Thừa phát lại bước đầu là trợ thủ đắc lực giúp cho người dân xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Bên cạnh đó, hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân Thành phố trong việc xác lập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người dân ngày càng tin tưởng và chủ động sử dụng vi bằng với tư cách công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về Thừa phát lại

Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn TP trong thời gian tới, đồng chí Phan Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP cho biết, Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu Thành ủy, UBND TP tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội và Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn TP; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về Thừa phát lại bằng nhiều phương thức đa dạng, nội dung tuyên truyền chuyên sâu, thường xuyên cập nhật thông tin mới về Thừa phát lại, các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP; tập trung rà soát, đơn giản hóa hệ thống thủ tục hành chính liên quan đến Thừa phát lại để đảm bảo hiệu quả công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại; thành lập, đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại.

Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu, xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn TP; thường xuyên tổ chức hội nghị giao ban, họp liên ngành để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động của Thừa phát lại; phối hợp với Học viện Tư pháp và Hội Thừa phát lại thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại và đội ngũ thư ký nghiệp vụ.

Ngoài ra, tiếp tục nâng cao vai trò của Hội Thừa phát lại nhằm tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của Thừa phát lại vào công tác quản lý nhà nước về Thừa phát lại nhằm nắm bắt kịp thời tình hình tổ chức, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động Thừa phát lại và thông qua Hội triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn đến các Thừa phát lại đang hành nghề; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ánh về Thừa phát lại để kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong hoạt động Thừa phát lại; thường xuyên phối hợp với Hội Thừa phát lại Thành phố giám sát quá trình hành nghề, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại.

Chế định thừa phát lại đảm bảo các giao dịch dân sự, kinh tế đúng pháp luật

Kết luận tại chương trình, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Lê Minh Đức cho rằng, kết quả triển khai thực hiện việc thí điểm, vai trò, tác động chế định Thừa phát lại đối với kinh tế - xã hội và đối với hoạt động tư pháp; bối cảnh cải cách tư pháp và pháp luật trong nước cũng như xu hướng hội nhập quốc tế cho thấy, việc thực hiện chế định Thừa phát lại là một hướng đi đúng về xã hội hóa hoạt động tư pháp, cần tiếp tục thực hiện chế định này trong thời gian tới. Kết quả thực hiện đã khẳng định chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội là đúng đắn, qua đó, đã kiểm nghiệm trên thực tế và khẳng định được vai trò, sự cần thiết chế định này.

Theo đồng chí Lê Minh Đức, việc thực hiện chế định thừa phát lại sẽ bảo đảm môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo các giao dịch dân sự, kinh tế đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia các quan hệ này. Từ đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đẩy lùi các tiêu cực, tranh chấp, thay đổi trong quan hệ dân sự giữa công dân với công dân, công dân với tổ chức, tổ chức xã hội, tạo được lòng tin của người dân; đồng thời, qua việc thí điểm cũng cho thấy những hạn chế, tồn tại của việc triển khai thực hiện cũng như khiếm khuyết của mô hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trong thời gian thí điểm, từ đó, có các giải pháp để thực hiện tốt hơn chế định này.

Mặc dù còn có những khó khăn, hạn chế, đồng chí Lê Minh Đức tin tưởng rằng Thừa phát lại đã bắt đầu trở thành một nghề, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động; xây dựng hình ảnh Thừa phát lại chuẩn mực trong lòng dân, mở ra một nghề mới phục vụ xã hội, tổ chức, công dân.

Nguồn: hcmcpv.org.vn

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *