Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn

Đặt cọc có vi bằng sẽ an toàn pháp lý hơn

Blog Thừa phát lại - Đặt cọc là biện pháp bảo đảm để giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trên thực tế việc đặt cọc xảy ra rất nhiều đối với trường hợp các bên thực hiện giao dịch chuyển nhượng, cho thuê,…tài sản là động sản hoặc bất động sản.

Đơn cử trường hợp thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ) thì các bên thường đến các văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng và tiến hành đặt cọc, có một số văn phòng thì chấp nhận chứng kiến việc đặt cọc, việc giao nhận tiền giữa các bên nhưng cũng có một số văn phòng không chấp nhận chứng kiến việc giao nhận tiền đối với trường hợp này. Như vậy, các bên chỉ có cách làm biên nhận bằng giấy tay và ký tên với nhau, khi xảy ra tranh chấp thì tờ giấy tay này có được Toà án xem là chứng cứ hoặc nguồn chứng cứ hay không? Không những thế, tờ giấy này có thể bị thất lạc, hư hỏng,…thì người muốn khởi kiện chẳng có chứng cứ nào để cung cấp cho Toà án. Có thể nhận thấy, tất cả các giao dịch liên quan đến đặt cọc hoặc giao, nhận tiền giữa các bên được viết bằng giấy tay là rủi ro rất cao:

Hình minh họa: Đặt cọc qua Thừa phát lại

– Qua thời gian giấy tay có thể thất lạc, hư hỏng,…

– Tỷ lệ Toà án chấp nhận tờ giấy tay là chứng cứ cũng không cao. Nếu Toà án chấp nhận là chứng cứ thì cũng phải lấy ý kiến, lời khai của các bên hoặc thậm chí phải tiến hành giám định chữ ký nếu bên nhận cọc không thừa nhận đã nhận tiền. Giai đoạn này mất rất nhiều thời gian trong quá trình giải quyết vụ án.

Biện pháp tối ưu, hữu hiệu và không cần phải xác minh khi xảy ra tranh chấp đó là Yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận sự kiện khi các bên giao, nhận tiền cọc. Vi bằng sẽ là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì tầm quan trọng của Vi bằng mà người giao tiền cọc phải lưu ý và yêu cầu Thừa phát lại Lập Vi bằng khi tiến hành giao tiền cọc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguồn: Cẩm Tú

http://thuaphatlaitranhaiquan.com/

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *