[TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu [TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu

[TP.HCM] Lập vi bằng hiện trạng sau khi đã thanh lý hợp đồng, đương sự bị tòa bác yêu cầu

Blog Thừa phát lại - Tuy nhiên, diện tích thực tế của địa điểm kinh doanh nêu trên chỉ là 43mđã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh doanh và quyền lợi hợp pháp của DNTN B. DNTN B đã thuê Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng T đo vẽ và Văn phòng Thừa phát lại quận G, Thành phố Hồ Chí Minh lập vi bằng ngày 17/01/2014 để xác định được phần diện tích thực tế nêu trên.

tranh chap mat bang thua phat lai
Hình minh họa

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 610/2019/KDTM-PT NGÀY 03/07/2019 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Trong các ngày 19, ngày 26 tháng 6 và ngày 03 tháng 7 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 48/2019/TLPT- KDTM ngày 28 tháng 02 năm 2019, về việc “Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2019/KDTM-ST ngày 16/01/2019 của Tòa án nhân dân Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1908/2019/QĐ – PT ngày 02/5/2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 3470/2019/QĐ – PT ngày 28/5/2019, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hữu B – Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B Địa chỉ: 24 Đường số 4, cư xá Đ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: 02 đường C, phường B, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Lê Thành C, sinh năm 1977 (có mặt), địa chỉ: 282 đường N, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, là đại diện theo ủy quyền theo văn bản ủy quyền ngày 20/5/2019.

Bị đơn: Công ty Cổ phần Bách hóa Điện máy S.

Địa chỉ: 870 – 872 đường T, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Hồng L, sinh năm 1987 (có mặt), là đại diện theo ủy quyền theo văn bản ủy quyền ngày 30/1/2019.

Người kháng cáo: Ông Nguyễn Hữu B - Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B và Công ty Cổ phần Bách hóa Điện máy S.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tóm tắt nội dung vụ án và quyết định của Bản án sơ thẩm như sau:

Theo đơn khởi kiện ngày 04/4/2014 (Tòa án nhận ngày 08/4/2014), đơn yêu cầu ngày 08/11/2018, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, ông Nguyễn Hữu B - Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B trình bày như sau:

Ông Nguyễn Hữu B - Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B (sau đây viết tắt là DNTN B) có ký các Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 09/HTKD/2010 ngày 29/3/2010, số 09/HTKD/2011 ngày 31/12/2010, số 09/HTKD/2012 ngày 09/01/2012, số 09/HTKD/2013 ngày 01/01/2013 (sau đây viết tắt là Hợp đồng năm 2010, năm 2011, năm 2012, năm 2013) và Phụ kiện Hợp đồng số 09/HTKD/2013 ngày 09/01/2014 với Công ty Cổ phần Bách hóa Điện máy S (sau đây viết tắt là Công ty S).

Theo các hợp đồng và phụ kiện hợp đồng nêu trên thì diện tích địa điểm kinh doanh tại số 122 đường L, phường B, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là tại 122 đường L) thuộc quyền quản lý và sử dụng của Công ty S. Công ty S có trách nhiệm và nghĩa vụ đưa địa điểm kinh doanh này vào việc hợp tác kinh doanh là 57,44mcòn DNTN B trực tiếp kinh doanh, trên cơ sở đó để các bên phân chia lợi nhuận.

Tuy nhiên, diện tích thực tế của địa điểm kinh doanh nêu trên chỉ là 43mđã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh doanh và quyền lợi hợp pháp của DNTN B. DNTN B đã thuê Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng T đo vẽ và Văn phòng Thừa phát lại quận G, Thành phố Hồ Chí Minh lập vi bằng ngày 17/01/2014 để xác định được phần diện tích thực tế nêu trên.

Căn cứ các văn bản ký kết giữa hai bên và quá trình thực hiện qua các năm (từ năm 2010 cho đến năm 2014) thì tổng cộng lợi nhuận trên diện tích 57,44mmà Công ty S đã nhận là 3.408.450.000đồng nhưng lợi nhuận trên diện tích thực tế 43mthì Công ty S chỉ được hưởng là 2.551.590.355đồng. Do đó, số tiền chênh lệch lợi nhuận mà Công ty S đã nhận của DNTN B là 856.859.644đồng.

Kể từ ngày 17/01/2014, DNTN B mới phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nên thời hiệu khởi kiện đối với các hợp đồng nêu trên vẫn còn theo quy định pháp luật.

DNTN B đã nhiều lần yêu cầu Công ty S hoàn trả tiền chênh lệch đã chia lợi nhuận cho Công ty S dựa theo chênh lệch diện tích thực tế nhưng Công ty S né tránh trách nhiệm, không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Do vậy, DNTN B khởi kiện yêu cầu Công ty S thanh toán số tiền lợi nhuận chênh lệch đã nhận là 856.859.644đồng. Đồng thời, DNTN B yêu cầu Công ty S thanh toán tiền lãi chậm thanh toán tính từ ngày 01/4/2014 đến ngày 01/11/2018 với lãi suất là 9%/năm, tức là 353.454.604đồng và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn yêu cầu thanh toán tiền lãi chậm thanh toán là 366.307.499đồng.

Đối với yêu cầu phản tố của Công ty S yêu cầu DNTN B bồi thường thiệt hại số tiền là 101.470.000 đồng, DNTN B không đồng ý vì hoàn toàn không có cơ sở và căn cứ pháp luật, bởi: Từ ngày 01/3/2014 và 08/3/2014, DNTN B đã ngưng hoạt động và đã báo cho Công ty S về việc giao trả mặt bằng và báo cho Cảnh sát khu vực nhưng Công ty S không đến nhận lại mặt bằng. Về chi phí thuê Thừa phát lại, chi phí bảo vệ, chi phí thuê luật sư tư vấn là tự ý Công ty S thuê. Về chi phí sửa chửa cửa sắt là do DNTN B tự bỏ chi để đầu tư những vật dụng tại cửa hàng. Công ty S chỉ có chi tiền đồng hồ nước.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DNTN B là ông Lê Thành C đề nghị:

Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bởi lẽ:

Căn cứ theo các hợp đồng được ký kết giữa Công ty S và DNTN B thì diện tích mặt bằng mà DNTN B sử dụng là 57,44mnhưng thực tế sau khi đo vẽ chỉ có 43m2. Từ năm 2010 đến năm 2014, Công ty S đã nhận của DNTN B tổng lợi nhuận là 3.408.450.000đồng trong khi Công ty S chỉ được hưởng lợi nhuận là 2.551.590.355.47đồng.

Căn cứ Điều 319 Luật thương mại năm 2005, Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì các hợp đồng ký vào các năm 2010, 2011, 2012 đều còn thời hiệu khởi kiện vì ngày 17/01/2014, nguyên đơn mới phát hiện diện tích thực tế của mặt bằng 122 đường L là 43m2.

Theo bản vẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường đo vẽ năm 2008 thì mặt bằng 122 đường L là 45,6m2.. Tuy nhiên, thực tế DNTN B chỉ được sử dụng 43m. Hợp đồng ký kết từ năm 2010 nên Công ty S đương nhiên phải biết diện tích thực tế là 45,6mchứ không phải là 57,44mnhư trong hợp đồng đã ký.

Về yêu cầu phản tố của Công ty S, DNTN B không đồng ý thanh toán vì DNTN B giao trả mặt bằng đúng ngày 01/3/2014 như các bên đã thoả thuận nhưng Công ty S không nhận bàn giao. Vì vậy, các chi phí phát sinh do Công ty S lấy lại mặt bằng không liên quan đến DNTN B.

Bị đơn - Công ty S có ông Nguyễn Hồng L là đại diện theo ủy quyền trình bày:

Công ty S được Nhà nước giao quản lý toàn bộ tài sản trên đất tại địa chỉ 120-122 đường L, phường B, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo Hợp đồng thuê đất số 10541/HĐ-GTĐ ngày 27/7/2000 giữa Sở Địa chính nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty S thì diện tích thuê là 74mvà Hợp đồng thuê đất số 3549/HĐ-TNMT-QLSDĐ ngày 11/6/2013 giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty S thì diện tích thuê là 66,9m.

Công ty S xác nhận có ký các Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 09/HTKD/2010 ngày 29/3/2010, số 09/HTKD/2011 ngày 31/12/2010, số 09/HTKD/2012 ngày 09/01/2012, số 09/HTKD/2013 ngày 01/01/2013 và Phụ kiện Hợp đồng số 09/HTKD/2013 ngày 09/01/2014 như nguyên đơn đã trình bày.

Các hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết từ năm 2010, 2011, 2012 đã được hai bên ký thỏa thuận thanh lý xong vào thời gian kết thúc của từng hợp đồng nên quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên đã chấm dứt và hoàn tất. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm cho nên đối với các hợp đồng ký kết vào các năm 2010, 2011, 2012 đã hết thời hiệu khởi kiện.

Về nội dung hợp đồng, đây là hợp đồng hợp tác kinh doanh, tuy có nhầm lẫn về phần diện tích khi ký kết hợp đồng nhưng địa điểm hợp tác vẫn không thay đổi hiện trạng. Công ty S góp vốn bằng giá trị mặt bằng công trình tại địa chỉ 122 đường L và lợi thế của mặt bằng này để hợp tác với DNTN B.

Trước khi tiến hành ký các hợp đồng hợp tác, DNTN B đã biết rõ tình trạng pháp lý cũng như tình trạng thực tế mặt bằng nhưng không có bất kỳ khiếu nại gì liên quan đến diện tích của mặt bằng bởi vì bản chất việc hợp tác này là hợp tác khai thác toàn bộ mặt bằng công trình chứ không phải diện tích mặt bằng.

Ngoài ra, theo nội dung các hợp đồng hợp tác đã ký kết thì không có bất kỳ thoả thuận nào về việc Công ty S phân chia lợi nhuận trên mỗi mét vuông mà việc phân chia lợi nhuận tính theo kết quả kinh doanh nhưng phải đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho Công ty S.

Nay, DNTN B đưa ra lý do diện tích ghi trong hợp đồng là 57,44mso với thực tế là 43mđể yêu cầu Công ty S thanh toán số tiền là 1.210.314.249 đồng, bao gồm số tiền diện tích chênh lệch là 856.859.644đồng và lãi suất chậm thanh toán tính từ ngày 01/4/2014 đến ngày 01/11/2018 với lãi suất là 9%/năm, tức là 353.454.604đồng là không có căn cứ. Công ty S không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của DNTN B.

Do DNTN B không thực hiện bàn giao mặt bằng vào ngày 01/3/2014 như đã cam kết tại Hợp đồng số 09/HĐHTKD-2013 ngày 03/01/2013 và Phụ kiện Hợp đồng số 09/HĐHTKD ngày 03/01/2014 nên Công ty S buộc phải thu hồi lại mặt bằng ngày 08/3/2014. Vì vậy, Công ty S có yêu cầu phản tố như sau:

Thiệt hại căn cứ theo Hợp đồng số 09/HĐHTKD-2013 ngày 03/01/2013 và Phụ kiện hợp đồng số 09/HĐHTKD ngày 03/01/2014 do DNTN B giao trễ mặt bằng là 22.980.000 đồng.

Chi phí thuê văn phòng thừa phát lại để thu hồi lại mặt bằng là 8.800.000đồng.

Chi phí thuê bảo vệ để thu hồi mặt bằng là 30.690.000đồng. Chi phí thuê văn phòng luật sư tư vấn là 27.500.000đồng. Chi phí sửa chữa lại cửa hàng là 11.500.000đồng.

Tổng thiệt hại là 101.470.000đồng.

Yêu cầu DNTN B bồi thường thiệt hại cho Công ty S số tiền là 101.470.000đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Công ty S rút phần yêu cầu DNTN B thanh toán 11.500.000 đồng là chi phí sửa chữa lại cửa hàng.

Tại Bản án sơ thẩm số 02/2019/KDTM-ST ngày 16/01/2019 của Tòa án nhân dân Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Hữu B – Chủ DNTN B yêu cầu Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S thanh toán tiền chênh lệch diện tích theo các Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 09/HTKD/2010 ngày 29/3/2010, số 09/HTKD/2011 ngày 31/12/2010, số 09/HTKD/2012 ngày 09/01/2012, số 09/HTKD/2013 ngày 01/01/2013 và Phụ kiện Hợp đồng số 09/HTKD/2013 ngày 09/01/2014 số tiền là 856.859.644đồng và tiền lãi suất chậm thanh toán tính từ ngày 01/4/2014 đến ngày 01/11/2018 là 366.307.499đồng.

Đình chỉ một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S yêu ông Nguyễn Hữu B - Chủ DNTN B thanh toán chi phí sửa chữa lại cửa hàng số tiền 11.500.000đồng.

Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S yêu cầu ông Nguyễn Hữu B - Chủ DNTN B bồi thường số tiền phát sinh do chậm giao trả mặt bằng, tổng cộng là 89.970.000đồng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí sơ thẩm và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 28/01/2019, ông Nguyễn Hữu B - Chủ DNTN B kháng cáo một phần bản án sơ thẩm.

Ngày 30/01/2019 (Tòa án nhận đơn ngày 01/02/2019), Công ty Cổ phần Bách hóa Điện máy S kháng cáo một phần bản án sơ thẩm.

Ti phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn là ông Nguyễn Hữu B - Chủ DNTN B trình bày tại phiên tòa ngày 19/6/2019:

Đại diện theo ủy quyền của ông là ông Lê Thành C sẽ đại diện cho ông tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm, ông chỉ trình bày bổ sung thêm ý kiến của đại diện theo ủy quyền của ông tại phiên tòa.

Do sau khi thanh lý hợp đồng, phát hiện diện tích góp vốn thực tế của Công ty S nhỏ hơn diện tích được ghi trong hợp đồng hợp tác nên ông là chủ DNTN B mới khởi kiện yêu cầu Công ty S hoàn trả số tiền lợi nhuận chênh lệch thực tế so với hợp đồng.

Khi ký hợp đồng hợp tác phía Công ty S là doanh nghiệp nhà nước nên không có đủ tư cách cho thuê mặt bằng do nhà nước giao.

Ông Lê Thành C, là đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Hữu B – Chủ DNTN B, trình bày:

Dù hai bên ký hợp đồng hợp tác nhưng thực chất giao dịch giữa hai bên là thuê mặt bằng, hàng tháng DNTN B thanh toán tiền thuê mặt bằng chứ hai bên không thực hiện theo hợp đồng hợp tác đã ký. Vì vậy, DNTN B luôn ở thế bị động.

DNTN B không có tài liệu chứng cứ về hợp đồng thuê mặt bằng giữa hai bên nên DNTN B phải căn cứ các tài liệu chứng cứ theo hợp đồng hợp tác để chứng minh cho việc khởi kiện của nguyên đơn về số tiền lợi nhuận chênh lệch dù hợp đồng hợp tác không có thực hiện.

Trong nội dung của hợp đồng hợp tác, ngoài việc ghi nhận diện tích góp vốn của Công ty S còn ghi nhận một số nội dung khác như mỗi bên cử đại diện vào Ban quản lý, trong đó DNTN B nhận mặt bằng, có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động cửa hàng tại mặt bằng nhà theo phương án do Công ty S đề xuất...

Khi nhận diện tích mặt bằng nhà, DNTN B có xem trước theo hiện trạng mặt bằng nhà thực tế. Trong suốt thời gian nhận mặt bằng cho đến khi Công ty S nhận lại mặt bằng thì diện tích mặt bằng nhà theo hiện trạng thực tế không thay đổi. Tuy nhiên, theo bản vẽ có xác nhận của Sở tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện diện tích mặt bằng 122 đường L là 45,6mvà theo bản vẽ được đo vẽ lại vào năm 2014 là 43mchứ không phải là 57,44mnhư ghi nhận trong hợp đồng hợp tác.

DNTN B xác định các hợp đồng hợp tác giữa hai bên nêu trên đã được hai bên ký biên bản thanh lý và hai bên đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ hợp đồng sau khi thanh lý, chỉ còn chênh lệch phần diện tích mặt bằng công trình.

Do vậy, DNTN B kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của DNTN B. Đối với yêu cầu phản tố của Công ty S, DNTN B không chấp nhận vì không có cơ sở.

Bị đơn - Công ty S có ông Nguyễn Hồng L là đại diện theo ủy quyền trình bày:

Công ty S xác nhận giao dịch dân sự giữa hai bên thể hiện theo các hợp đồng hợp tác và các hợp đồng hợp tác đều đã thanh lý. Công ty S đã thực hiện xong nghĩa vụ sau khi thanh lý. Nếu DNTN B rút đơn khởi kiện thì Công ty S sẽ rút yêu cầu phản tố.

Riêng phần DNTN B yêu cầu về tiền lãi là vượt quá yêu cầu khởi kiện, bởi: Sau khi ra quyết định xét xử, nguyên đơn mới yêu cầu tiền lãi, sau đó Tòa án cấp sơ thẩm cho nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành việc công khai, tiếp cận chứng cứ và hòa giải lại là không phù hợp quy định tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Công ty S xác nhận hai bên cùng kết hợp đồng khai thác lợi thế kinh doanh của nhau để hợp tác đầu tư, cải tạo, quản lý, kinh doanh công trình trên diện tích 57,44m2.ti mặt bằng số 122 đường L thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty S. Trong đó, Công ty S góp vốn bằng giá trị quyền quản lý, sử dụng công trình trên đất và lợi thế thương mại do hai bên thỏa thuận chứ không phải chuyển giao quyền sử dụng đất cho DNTN B nên hợp đồng hợp tác giữa hai bên phù hợp quy định pháp luật.

Theo Phụ kiện Hợp đồng số 09/HTKD/2013 ngày 09/01/2014 (Phụ kiện cuối cùng và đã thanh lý) có thỏa thuận gia hạn thời gian giao mặt bằng vào ngày 01/3/2014 và nếu quá thời hạn trên mà phía DNTN B không giao trả mặt bằng thì Công ty Công ty S được quyền thu hồi mặt bằng và không chịu trách nhiệm đối với hàng hoa và tài sản lưu lại tại cửa hàng.

Công ty S thừa nhận tổng số tiền lợi nhuận thu được từ các hợp đồng hợp tác là 3.408.450.000đồng như đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày.

Các ý kiến trình bày khác tương tự đã trình bày tại nội dung của bản án sơ thẩm nêu trên.

Công ty S yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của Công ty S và không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn.

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm:

Về tố tụng: Quá trình từ thụ lý cho đến tại phiên tòa, Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã tiến hành đúng trình tự tố tụng; Các đương sự đã chấp hành đúng pháp luật và có ủy quyền hợp lệ theo các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Đơn kháng cáo của bị đơn hợp lệ và trong thời hạn kháng cáo.

Về nội dung: Căn cứ lời trình bày và chứng cứ trong hồ sơ vụ án, xét thấy, kháng cáo của hai bên đương sự không có cơ sở để được chấp nhận, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng và ý kiến phát biểu của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng:

Đơn và thủ tục kháng cáo của các đương sự là hợp lệ, trong thời hạn luật định nên được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn kháng cáo nêu rằng thực chất giao dịch giữa hai bên là giao dịch về thuê mặt bằng nhưng do DNTN B không có tài liệu, chứng cứ về thuê mặt bằng nên DNTN B phải căn cứ các hợp đồng hợp tác, các biên bản thanh lý hợp đồng hợp tác giữa hai bên để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Hữu B – Chủ DNTN B. Đồng thời, bị đơn cũng xác định tranh chấp giữa hai bên phát sinh từ các hợp đồng hợp tác nên Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự là tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là có căn cứ.

[2] Về nội dung:

Căn cứ lời trình bày của các đương sự và tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án có cơ sở xác định: Công ty S và DNTN B có ký các Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 09/HTKD/2010 ngày 29/3/2010, số 09/HTKD/2011 ngày 31/12/2010, số 09/HTKD/2012 ngày 09/01/2012, số 09/HTKD/2013 ngày 01/01/2013, Phụ kiện Hợp đồng số 09/HTKD/2013 ngày 09/01/2014. Sau đó, lần lượt theo thời hạn từng hợp đồng, hai bên đã các ký biên bản thỏa thuận thanh lý tất cả các hợp đồng nêu trên.

Hai bên thống nhất xác định số tiền lợi nhuận Công ty S đã nhận tổng cộng là 3.408.450.000đồng.

Xét yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn là ông Nguyễn Hữu B - Chủ DNTN B, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

Đi với phần yêu cầu Công ty S hoàn trả số tiền lợi nhuận đã nhận chênh lệch là 856.859.644đồng:

Theo nội dung các Hợp đồng hợp tác thì hai bên cùng kết hợp lợi thế kinh doanh của nhau để hợp tác đầu tư, cải tạo, quản lý, kinh doanh công trình trên diện tích 57,44m2.tại mặt bằng số 122 đường L thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty S. Trong đó, phía Công ty S góp vốn bằng giá trị quyền quản lý, sử dụng công trình trên đất và lợi thế thương mại do hai bên thỏa thuận. Từ năm 2010 đến năm 2013, Công ty S và DNTN B có phần góp vốn bằng nhau và phân chia lợi nhuận mỗi bên theo hợp đồng các năm 2010 và 2011 là bên A 40%, bên B 60% còn hợp đồng các năm 2012 và 2013 mỗi bên là 50%.

Theo tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp và tài liệu do Tòa án thu thập thể hiện Công ty S được thuê diện tích đất tại số 120 – 122 đường L theo Hợp đồng thuê đất số 10541/HĐ – GTD ngày 27/7/2000 giữa Sở địa chính nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty S thì diện tích là 74m; Hợp đồng thuê đất số 3549/HĐ - TNMT – QLĐD ngày 11/6/2013 giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty S thì diện tích là 66,9m2; Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hửu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do Sở tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công ty S ngày 04/04/2017 có diện tích là 45,6mvà công trình sử dụng khác (cửa hàng), tổng cộng là 66,9m(thời hạn thuê đến năm 2020). Các tài liệu nêu trên thể hiện diện tích chung số 120 – 122 đường L chứ không có diện tích riêng.

Xét thấy, DNTN B thừa nhận có xem mặt bằng công trình tại số 122 đường L trước khi ký hợp đồng hợp tác với Công ty S là đã chấp nhận ký hợp đồng theo phần diện tích công trình do Công ty S đưa vào hợp tác theo thực trạng thực tế.

Theo xác nhận của hai bên đương sự thì phần mặt bằng công trình mà Công ty S đưa vào hợp tác vẫn nguyên hiện trạng từ trước khi ký hợp đồng hợp tác cho đến khi hai bên thanh lý hợp đồng hợp tác và Công ty S nhận lại mặt bằng công trình. Do đó, việc DNTN B trình bày sau khi Công ty S nhận lại mặt bằng, từ việc thuê Công ty Cổ phần Tư Vấn Xây dựng T đo vẽ, được Văn phòng thừa phát lại quận G lập vi bằng thì DNTN B mới phát hiện diện tích mà Công ty S đưa vào hợp tác chỉ có 43mnên yêu cầu Công ty S hoàn trả số tiền lợi nhuận chênh lệch là không phù hợp ý chí thỏa thuận và thực hiện hợp đồng của hai bên, không phù hợp các tình tiết khách quan của vụ án.

Ngoài ra, các hợp đồng hợp tác không có thỏa thuận diện tích mặt bằng là căn cứ duy nhất trong việc phân chia lợi nhuận. Hơn nữa, hai bên đương sự đều xác nhận các hợp đồng hợp tác đã được hai bên thanh lý, các nghĩa vụ theo biên bản thỏa thuận thanh lý đã thực hiện xong.

Do vậy, việc DNTN B nêu đến ngày 17/4/2014, sau khi yêu cầu pháp nhân có chức năng thực hiện việc đo vẽ lại, DNTN B biết được diện tích công trình thực tế là 43mđể yêu cầu Công ty S hoàn trả số tiền lợi nhuận chênh lệch từ năm 2010 đến năm 2013, tổng cộng là 856.859.644đồng là không có cơ sở pháp lý.

Đối với phần yêu cầu Công ty S trả tiền lãi trên số tiền chênh lệch phải thanh toán nêu trên, đây là yêu cầu liên quan đến yêu cầu khởi kiện nên Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết trong cùng vụ án theo đơn khởi kiện là phù hợp. Phần yêu cầu bổ sung này của nguyên đơn đã được cấp sơ thẩm thụ lý bổ sung và thực hiện đầy đủ thủ tục tố tụng theo quy định. Tuy nhiên, như phân tích nêu trên, xét thấy phần yêu cầu Công ty S trả tiền lãi do chậm thanh toán số tiền lợi nhuận chênh lệch, tổng cộng là 366.307.499đồng cũng không có cơ sở pháp lý để được chấp nhận.

Xét yêu cầu kháng cáo của Công ty S, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

Tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên thừa nhận ngày 01/3/2014, đại diện hai bên đều có mặt tại 122 đường L nhưng DNTN B trình bày Công ty S không chịu nhận lại mặt bằng còn Công ty S trình bày DNTN B không chịu bàn giao.

Theo Hợp đồng số 09/HĐHTKD-2013 ngày 03/01/2013 và Phụ kiện hợp đồng số 09/HĐHTKD ngày 03/01/2014, hai bên thỏa thuận: Gia hạn hợp đồng đến ngày 22/02/2014 và chậm nhất ngày 01/3/2014, DNTN B phải giao trả mặt bằng trống cho Công ty S. Quá thời hạn này, Công ty S được quyền thu hồi lại mặt bằng và không chịu trách nhiệm đối với hàng hóa, tài sản còn lưu lại tại cửa hàng. Sau khi bàn giao mặt bằng, hoàn thành nghĩa vụ thanh toán điện nước đã sử dụng đến ngày bàn giao, hai bên thanh lý hợp đồng.

Xét thấy, theo Phụ kiện Hợp đồng số 09/HĐHTKD ngày 03/01/2014 thể hiện hai bên đã gia hạn thời hạn hợp đồng và Công ty S đã thu hồi mặt bằng theo nội dung thỏa thuận tại phụ kiện hợp đồng. Phần khác, hai bên đương sự xác nhận các hợp đồng hợp tác đã được thanh lý, Công ty S cũng xác định hai bên không còn quyền và nghĩa vụ gì theo các biên bản thanh lý thỏa thuận hợp đồng, Do vậy, xét thấy yêu cầu phản tố của Công ty S yêu cầu DNTN B bồi thường thiệt hại do chậm giao trả mặt bằng công trình, tổng cộng 89.970.000đồng không có cơ sở để được chấp nhận.

Với nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm như ý kiến phát biểu của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa.

Về án phí:

Án phí về kinh doanh thương mại: DNTN B và Công ty S chịu án phí theo quy định tại Điều 147, 148 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 27 Pháp lệnh lệ phí, án phí Tòa án và Điều 29, Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/QH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 30, Điều 147, Điều 148, khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 319 Luật Thương mại năm 2005; Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư;

Căn cứ Điều 26 Luật Thi hành án dân sự;

Căn cứ Điều 27 Pháp lệnh lệ phí, án phí Tòa án;

Căn cứ Điều 29, Điều 48 của Nghị quyết số 326/2016/QH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí.

Giữ nguyên bản án sơ thẩm:

Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Hữu B – Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B yêu cầu Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S thanh toán tiền chênh lệch diện tích theo các Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 09/HTKD/2010 ngày 29/3/2010, số 09/HTKD/2011 ngày 31/12/2010, số 09/HTKD/2012 ngày 09/01/2012, số 09/HTKD/2013 ngày 01/01/2013 và Phụ kiện hợp đồng số 09/HTKD/2013 ngày 09/01/2014 số tiền là 856.859.644đồng (Tám trăm năm mươi sáu triệu tám trăm năm mươi chín ngàn sáu trăm bốn mươi bốn đồng) và số tiền lãi suất chậm thanh toán tính từ ngày 01/4/2014 đến ngày 01/11/2018 là 366.307.499đồng (ba trăm sáu mươi sáu ngàn ba trăm lẽ bảy ngàn bốn trăm chín chín đồng).

Đình chỉ phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S về việc yêu cầu ông Nguyễn Hữu B – Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B thanh toán chi phí sửa chữa lại cửa hàng với số tiền là 11.500.000đồng.

Không chấp nhận phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S yêu cầu ông Nguyễn Hữu B – Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B bồi thường số tiền phát sinh do chậm giao trả mặt bằng, tổng cộng là 89.970.000đồng (tám mươi chín triệu chín trăm bảy mươi ngàn đồng).

Về án phí:

Án phí sơ thẩm về kinh doanh thương mại:

Ông Nguyễn Hữu B - Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B phải chịu án phí sơ thẩm là 48.695.014đồng (bốn mươi tám triệu sáu trăm chín mươi lăm ngàn không trăm mười bốn đồng), được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 27.689.365đồng (gồm 18.853.000đồng theo biên lai thu tiền số 08399 ngày 21/4/2014 và 8.836.365đồng theo biên lai thu tiền số 6742 ngày 17/12/2018 đều của Chi cục Thi hành án dân sự Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh). Ông Nguyễn Hữu B - Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B còn phải nộp 21.005.649đồng (hai mươi mốt triệu không trăm lẻ năm ngàn sáu trăm bốn mươi chín đồng) án phí sơ thẩm.

Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S phải chịu án phí sơ thẩm là 4.498.500đồng (bốn triệu bốn trăm chín mươi tám ngàn năm trăm đồng), được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 2.536.750đồng theo biên lai thu tiền số 09526 ngày 31/7/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S còn phải nộp 1.961.750đồng (một triệu chín trăm sáu mươi mốt ngàn bảy trăm năm mươi đồng) án phí sơ thẩm.

Án phí phúc thẩm về kinh doanh thương mại:

Ông Nguyễn Hữu B - Chủ Doanh nghiệp Tư nhân Kinh doanh vàng B phải chịu 2.000.000đồng (hai triệu đồng), được trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp là 2.000.000đồng theo biên lai thu số ngày 0006876 ngày 30/01/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Cổ phần Bách hoá Điện máy S phải chịu 2.000.000đồng (hai triệu đồng), được trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp là 2.000.000đồng (hai triệu đồng) theo biên lai thu số 0006881 ngày 12/02/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành được thực hiện tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *