Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì? Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì?

Vi bằng ghi nhận hàng giả ở Việt Nam là gì?

Blog Thừa phát lại - Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính…

Đợt rồi đọc báo thấy việc cơ quan công an, quản lý thị trường ở các tỉnh thành lần lượt kiểm tra, bắt các tụ điểm bán hàng giả, hàng kém chất lượng mà Đức Hoài thấy phấn khởi vô cùng.

Ngoại trừ việc làm giả quá tinh vi hoặc cách thức buôn bán quá chuyên nghiệp như các đại lý, chi nhánh chính hãng thì Đức Hoài đánh giá việc phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng là khá dễ. Tại sao lại như vậy? Nếu bà con để ý thì các vụ việc cơ quan chức năng phát hiện đều là các kho hàng bán rất chạy trên mạng xã hội. Nước hoa, túi xách Gucci, Chanel mà bán cứ 200k, 300k trên mạng rồi cứ oang oang lên là hàng thật, hàng xách tay thì chắc chắn là hàng giả, hàng kém chất lượng. Bởi vì, dù là hàng xách tay thì người ta cũng bán lại với giá 50-70% để kiếm lời chứ không ai đi bán với giá chỉ còn 10-20% thậm chí rẻ như cho với những thương hiệu nổi tiếng như vậy.

vi bằng hàng giả

Một vụ xử lý hàng giả của cơ quan chức năng


Quay lại vấn đề chính, khi mà bà con mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc bản thân sản phẩm của bà con bị người khác làm giả, làm nhái và gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì phải làm gì? Đó là tìm gặp bên bán để hỏi rõ ngọn ngành. Nếu không giải quyết được thì gửi đơn đến cơ quan quản lý thị trường (nếu vụ việc nhỏ), Tòa án, cơ quan công an (nếu vụ việc ảnh hưởng lớn).

Nhưng trước tiên, bà con cần thủ sẵn cho mình một bằng chứng, chứng cứ đủ mạnh để chứng minh rằng là có việc bán hàng giả, hàng kém chất lượng; người nào bán; giá bao nhiêu; địa chỉ bán ở đâu; sản phẩm giả đó có hình thức như thế nào?

Nếu chúng ta không thủ sẵn bằng chứng mà đến nói chuyện với bên bán thì dễ bị chối bay chối biến; ra Tòa hoặc đến cơ quan chức năng thì cũng cần bằng chứng để người ta tiếp nhận đơn của mình, đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc để mà hỗ trợ.

Bằng chứng này ở đâu mà có? Bà con nên nhờ một văn phòng thừa phát lại. Việt Nam hiện đã có những văn phòng Thừa phát lại được thành lập. Những văn phòng này có chức năng làm chứng. Họ sẽ lập những vi bằng ghi nhận nội dung bán hàng giả ở trên mạng, bán ở cửa hàng… Nếu như hàng giả đó dễ phân biệt với hàng thật thông qua mẫu mã, bao bì thì chỉ cần vi bằng là có thể nhờ hỗ trợ từ cơ quan chức năng; trường hợp hàng hóa đó bị làm giả quá tinh vi thì phải thực hiện thêm một bước là giám định, kiểm tra chất lượng (vi bằng lúc này đóng vai trò là đảm bảo quá trình lấy mẫu được khách quan, trung thực).

Đức Hoài lưu ý bà con là Thừa phát lại không phải cơ quan có chức năng xác định hàng giả, hàng thật mà là cơ quan đóng vai trò ghi nhận thông tin có việc bán hàng, lấy mẫu hàng, thông tin bên bán hàng. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát hiện, chứng minh có việc bán hàng giả; là phương tiện chứng minh thiệt hại xảy ra để yêu cầu bồi thường.

Nhớ là, chưa có bằng chứng thì đừng nên hành động!

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *