Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng

Đã có quy định về cấp bản sao vi bằng

Blog Thừa phát lại - Lần đầu tiên, pháp luật đã quy định về việc cấp bản sao vi bằng của thừa phát lại, cụ thể tại Điều 42 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020:
“1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng”.
Về cơ bản, người có quyền yêu cầu cấp bản sao, mức phí cấp bản sao thực hiện tương tự việc cấp bản sao văn bản công chứng được quy định tại Điều 65 Luật công chứng năm 2014, khoản 5 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016. Chỉ có một điểm khác là các văn phòng thừa phát lại không bị giới hạn về mức phí tối đa/01 bản sao vi bằng như bên lĩnh vực công chứng. Điều này là dễ hiểu bởi vi bằng có thể dài hoặc ngắn (đặc biệt có thể đính kèm nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan) nên việc khống chế mức phí tối đa cho một bản sao y sẽ làm khó các văn phòng thừa phát lại.
vi bằng thừa phát lại
Hình ảnh 1 vi bằng của thừa phát lại

Trước đây, theo quy định tại khoản 4 Nghị định số 61, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135 thì vi bằng được lập thành 03 bản chính và thừa phát lại chỉ phát hành một bản chính cho người yêu cầu. Do đó, nhu cầu cấp bản sao vi bằng là rất lớn bởi các bên tham gia lập vi bằng đều muốn lưu giữ lại nội dung vi bằng mà mình có tham gia. Việc thiếu quy định về cấp bản sao vi bằng đã gây khó cho văn phòng thừa phát lại và khách hàng. 
Đến ngày 28/3/2017, Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 247/BTTP-TPL về cấp bản sao vi bằng. Theo đó, việc cấp bản sao vi bằng của văn phòng thừa phát lại sẽ tạm thời được thực hiện theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Thừa phát lại đang quản lý hồ sơ gốc về vi bằng có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ hồ sơ gốc vi bằng. Do Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 không quy định mức thu phí chứng thực bản sao từ hồ sơ gốc nên các văn phòng thừa phát lại không được thu phí trong hoạt động này.

Tác giả: Đức Hoài

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *