5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại 5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại

5 tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại

Blog Thừa phát lại - Độc giả Nguyễn Thế Nam (Tây Ninh) có gửi câu hỏi đến Blog thừa phát lại như sau:
“Tôi thấy hiện nay các văn phòng thừa phát lại mở ra khá nhiều, không biết tiêu chuẩn để bổ nhiệm thừa phát lại là như thế nào?”.
Trả lời:
Trước hết, Blog Thừa phát lại xin cảm ơn câu hỏi của độc giả Nguyễn Thế Nam. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì để một người được bổ nhiệm làm thừa phát lại thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Hình ảnh thừa phát lại Long An đang lập vi bằng hiện trạng (Báo Long An)
Như vậy, so với các quy định trước đây (trước ngày 24/02/2020) thì tiêu chuẩn nêu trên có những điểm mới:
- Một là, giới hạn độ tuổi tối đa thừa phát lại được bổ nhiệm là 65 tuổi (trước đây không có);
- Hai là, thời gian công tác pháp luật tối thiểu chỉ còn 3 năm thay vì 05 năm như trước đây;
- Ba là, yêu cầu phải trải qua lớp đào tạo về thừa phát lại hoặc khóa bồi dưỡng (áp dụng cho một số đối tượng nhất định) và vượt qua kỳ kiểm tra tập sự (thời gian tập sự là 06 tháng). Trước đây, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP chỉ yêu cầu là trải qua lớp tập huấn (dài hay ngắn tùy thuộc Bộ Tư pháp quy định vào từng thời điểm nhưng thường tối đa 03 tháng); từ năm 2017 thì mới có lớp đào tạo kéo dài 06 tháng tương tự quy định hiện tại.
Theo đánh giá của tác giả thì quy định mới sẽ giúp nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bổ nhiệm thừa phát lại. Việc hạ thấp độ tuổi để bổ nhiệm thừa phát lại có ý nghĩa tích cực là thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào nghề này. 

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *