Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại? Khái niệm Thừa phát lại?

Khái niệm Thừa phát lại?

Blog Thừa phát lại - Nhiều đọc giả vẫn thắc mắc, không hiểu về chức danh "thừa phát lại", khái niệm "vi bằng". Ở bài viết này, Hoài sẽ chia sẻ chi tiết.

Khái niệm thừa phát lại
Thuật ngữ “thừa phát lại” là một thuật ngữ có gốc Hán - Việt. “Thừa” có nghĩa là “thừa lệnh, tuân theo lệnh của cấp trên”; “phát” có nghĩa là “phát ra, gửi đi hoặc giao cho ai vật gì”; “lại” nghĩa là “công lại”. Theo “Hán – Việt từ điển” của Đào Duy Anh thì thừa phát lại là “người thuộc lại của Tòa án sơ cấp hay Tòa án địa phương, giữ việc phát tống các văn thư, chấp hành điều phán quyết của Tòa án, hay là thu một sản vật”[1]. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì thừa phát lại là “Viên chức chuyên việc chuyển đạt mệnh lệnh của toà trong việc thi hành các bản án”[2]. Từ điển Tiếng Việt thì định nghĩa thừa phát lại là “Trưởng toà, người có tư cách chuyển đạt, thi hành các án toà, lập vi bằng những vụ phạm phép tại trận[3].
Dưới góc độ luật học, thừa phát lại được định nghĩa là “Viên chức chuyên việc tống đạt giấy tờ và thi hành phán quyết của Toà án hay thu hồi một sản vật[4].
Tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng các tài liệu nêu trên đều định nghĩa thừa phát lại là người không phải là “công lại”, không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhưng lại thực hiện một số công việc mang tính chất quyền lực nhà nước. Đây được xem là một chức danh phụ tá pháp lý cho Toà án.
Dưới góc độ quy định của pháp luật, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61 quy định: “Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan”. Theo quy định này, chức danh thừa phát lại mang hai đặc trưng: Thứ nhất, đây là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm theo trình tự, thủ tục nhất định khi đáp ứng tiêu chuẩn quy định; thứ hai, thừa phát lại là người thực hiện các công việc mang tính quyền lực Nhà nước gồm thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác[5].
thừa phát lại là gì
Thừa phát lại đang tư vấn cho khách hàng (Nguồn: Báo Vĩnh Phúc)

Khái niệm vi bằng
Đây là một thuật ngữ được sử dụng từ thời điểm chế định thừa phát lại mới du nhập vào nước ta thời Pháp thuộc. Đến khi chế định thừa phát lại được áp dụng trở lại ở nước ta, thuật ngữ này vẫn được tiếp tục sử dụng. Theo Từ điển Tiếng Việt thì vi bằng có nghĩa động từ là “làm bằng, dùng làm chứng cứ”, nghĩa danh từ là “Biên bản, tờ giấy ghi qua một việc vừa xảy ra với tất cả chi tiết, có chữ ký tên của những người chứng và nhà đương cuộc[6]. Từ điển Hán – Việt hiện đại cũng có quan điểm tương tự khi định nghĩa vi bằng là “dùng làm bằng chứng[7].
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định số 61, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135 thì “vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”. Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 61 cũng quy định “vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”.
Từ phân tích trên, hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là hoạt động của tổ chức có tính chất công nhằm ghi nhận, chứng kiến các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của khách hàng theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.


[1] Đào Duy Anh (1975), Hán – Việt từ điển, Nxb Trường Thi in lần ba, Sài Gòn, tr.467.
[2] Nguyễn Như Ý (chủ biên), (2013), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1554.
[3] Viện Ngôn Ngữ (2012), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr.977-978.
[4] Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa & Nxb Tư pháp, tr.756.
[5] Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 của Chính phủ.
[6] Viện Ngôn Ngữ (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, tr.1149.
[7] Trần Thị Thanh Liêm (2007), Từ điển Hán - Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, tr.782.
Nguồn: Trích Luận văn "Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại theo pháp luật Việt Nam" của tác giả Hoàng Đức Hoài, bảo vệ tại Đại học kinh tế - Luật năm 2019.

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *