Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui? Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui?

Thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại có gì vui?

Blog Thừa phát lại - Một số bạn sinh viên có gọi điện, gửi email và nhắn tin trên trang Blog Thừa phát lại hỏi rằng các Văn phòng Thừa phát lại có tiếp nhận sinh viên Luật thực tập hay không?
Văn phòng Thừa phát lại là một tổ chức cung cấp loại hình dịch vụ pháp lý nên cũng như các tổ chức hoạt động pháp lý khác, Văn phòng Thừa phát lại cũng tiếp nhận sinh viên Luật ở các trường đến thực tập. Tuy nhiên, thời gian thực tập, chế độ đãi ngộ tùy hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu của mỗi văn phòng là có sự khác nhau: Thực tập toàn thời gian, thực tập bán thời gian, thực tập có lương, thực tập không có lương...
thua phat lai thuc tap
Hình minh họa
Bản thân tôi trước đây từng đi thực tập tại Văn phòng Thừa phát lại Quận Bình Thạnh, rồi sau đó có nguyện vọng ở lại công tác sau khi ra trường và được Văn phòng đồng ý. Tôi xin chia sẻ quãng thời gian tôi đi thực tập ở đó để các bạn đọc là sinh viên tham khảo.
"Ngày đó, đầu năm 2012, tôi là sinh viên năm 4 của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Là con trai, ham chơi nên kết quả học tập của tôi không như ý muốn (chỉ được 6.7). Bản thân tôi lúc đó dù chỉ còn mấy tháng nữa là bị "đuổi ra đường" nhưng cũng chưa hình dung và định hình chính xác rằng mình sẽ chọn công việc nào, mình sẽ đi làm gì đây? Ngay đến cả việc chọn nơi để đi thực tập tôi cũng phải chạy đôn chạy đáo nghĩ xem mình có ai quen trong nghề Luật để nhờ vả bởi dù sao quen biết thì vẫn tốt hơn. Tôi nghĩ đến 1 công ty Luật ở Quận 8 mà tôi từng có thời gian xin học việc ở đó. Nhưng sau cùng thì vẫn thấy hơi xa so với chỗ trọ của mình. Đang băn khoăn thì người bạn chung lớp đại học và chung trọ của tôi cho tôi biết rằng là Văn phòng Thừa phát lại Q. Bình Thạnh có tuyển sinh viên thực tập có thu nhập, website trường có đăng tin hẳn hoi. Tôi thật tình chẳng biết lúc đó Văn phòng Thừa phát lại là gì, công việc ra sao bởi tôi có được học trong trường môn Luật nào như vậy đâu. Tìm hiểu trên mạng thì chỉ có lèo tèo vài bài viết về chế định này nhưng cũng cho tôi biết rằng đây là chế định đang trong giai đoạn thí điểm. Thôi thì đánh liều đi nộp hồ sơ vậy bởi nếu thực sự là thực tập có thu nhập thì cũng khá hấp dẫn.
Ngày phỏng vấn hôm đó, khá đông người tham dự, cả người đã tốt nghiệp đi làm lẫn người chưa tốt nghiệp xin đi thực tập có thu nhập là khoảng 30 người. Văn phòng không gọi từng ứng viên vào phòng riêng để phỏng vấn mà phỏng vấn tập thể. Các bạn có muốn biết là Trưởng văn phòng và các Thừa phát lại đã hỏi gì trong buổi phỏng vấn hôm đó không?
- Các anh chị có biết Thừa phát lại là gì không?
- Thừa phát lại làm những công việc gì?
- Các anh chị có biết văn phòng tuyển anh chị vào là để làm công việc gì hay không?
- Có biết tại sao các thư ký của văn phòng mặt mũi ai nhìn cũng đen như vậy không? 
Ngoài ra thì còn thêm 1 câu hỏi muôn thuở là chế độ lương mà các anh chị muốn hưởng? 
Tôi nhận thấy sự nực cười trong lần phỏng vấn này rằng là tại sao đi phỏng vấn vào làm ở văn phòng Thừa phát lại mà hỏi ngược lại Thừa phát lại là gì, làm công việc gì?  Nhưng sau này khi đã đi làm thực tế trong nghề thì tôi thấy những câu hỏi đó không nực cười chút nào. Dù trước lúc phỏng vấn, tôi cũng đã đọc qua chế định này nhưng thật tình tôi chẳng hiểu gì lắm về các công việc mà tổ chức Thừa phát lại được làm. Tôi có thể trả lời như vẹt câu hỏi thứ 1 và 2 nêu ở trên nhưng không hiểu bản chất công việc. Một số anh chị đã tốt nghiệp lúc đầu cũng trả lời vanh vách nhưng sau đó thì cũng rơi vào trạng thái như tôi. Điều đó là dễ hiểu bởi chế định Thừa phát lại còn đang thí điểm, là một chế định hoàn toàn mới mẻ bấy giờ. Còn tại sao các anh chị thư ký ở đây mặt mũi ai nhìn cũng đen? Các Thừa phát lại giải thích là do họ đi tống đạt, chạy xe ngoài đường nhiều nên đen. Sau buổi phỏng vấn ít ngày, số anh chị đã tốt nghiệp sau đó được nhận vào khoảng 5 người. Sinh viên thực tập chúng tôi thì đa phần được nhận vào thưc tập hết vì văn phòng cũng tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập.
Công việc của tôi sau đó là đi tống đạt, tức đi giao các giấy tờ tài liệu của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự đến đương sự. Ngày nào cũng đi giao giấy tờ ngoài đường thành thử có nhiều người nói chúng tôi là những người đưa thư. Tuy nhiên dù có là đi "đưa thư" thì cũng phải thực thiện theo thủ tục tố tụng và thi hành án dân sự. Nếu thực hiện sai thủ tục này thì án bị hủy, hồ sơ thi hành án sẽ bị sai sót. Xem thêm về tống đạt
thua phat lai tong dạt
Thư ký nghiệp vụ đi tống đạt văn bản
Khi về văn phòng tôi cũng được các anh chị ở văn phòng hướng dẫn chỉ bảo rất tận tình. Không khí ở văn phòng lúc nào cũng vui vẻ, niềm nở giữa các thư ký. 
Trong 2 tháng đi thực tập, tôi đi tống đạt gần như toàn thời gian. Thu nhập mà tôi nhận được trong c 2 tháng đó là khoảng 4 triệu (tiền phụ cấp tống đạt-lương mềm). Sau thời gian thực tập, tôi có nhu cầu ở lại và được văn phòng đồng ý thì ngoài phụ cấp tôi có tiền lương cứng với mức lương cứng khởi điểm thử việc là 2,5 triệu (thử việc 2 tháng xong thì tăng lên 3 triệu) và tăng dần qua mỗi năm.
Những điều rút ra sau khi đi thực tập ở Văn phòng Thừa phát lại là:
- Chủ yếu là trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến tống đạt văn bản;
- Có thu nhập
- Nếu được giữ lại sau khi hoàn thành thực tập thì chủ yếu làm công việc liên quan đến tống đạt 
Bởi vì, các công việc khác ngoài công việc tống đạt của Thừa phát lại đòi hỏi thư ký phải trải qua một quãng thời gian khá dài được đào tạo trong nghề."
Hiện tại, tôi không còn trực tiếp công tác trong nghề Thừa phát lại nhưng nhận thấy nghề này rất có tiềm năng cho những ai có đam mê thực sự với nghề. 
Hy vọng thì sau khi xem xong những lời chia sẻ của tôi thì các bạn sinh viên luật sắp đi kiến tập, thực tập sẽ có có những định hướng thêm về việc đi thực tập và công việc tương lai của mình!

Xin chào! Tôi là Đức Hoài - một Thừa phát lại. Do đây là một trang blog nên tôi cố gắng sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trong các bài viết và không nhất thiết phải giống với thuật ngữ khoa học pháp lý, văn bản pháp luật. Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả hoặc tổng hợp từ các nguồn tin tức đã được dẫn chiếu trong bài viết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc sử dụng dịch vụ Thừa phát lại, xin vui lòng liên hệ theo SĐT 0906 311 132 hoặc email blogthuaphatlai@gmail.com. Xin cảm ơn!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *